Theo hãng tin TASS của Nga, biên đội tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov với khu trục hạm Severomorsk cùng các tàu hộ vệ từ Hạm đội biển Bắc đã nhận nhiệm vụ tiến về phía nam với cuộc hành trình đến Địa Trung Hải.
Chuyến đi này đã trở thành một phần quan trọng của Tổng thống Nga Vladimir Putin trong chiến lược tái khẳng định sức mạnh tiếp cận của hải quân Moscow.
Đây là lần thứ 8 một tàu sân bay của Nga nhận nhiệm vụ, tuy vậy tính chất lần này có sự khác biệt. Không giống như Mỹ hay các đối tác như Anh, Ý hay Pháp, Moscow chưa bao giờ sử dụng tàu sân bay trong trạng thái tức giận mà luôn có chủ đích rõ ràng.
Trong vòng ít nhất là hai tuần gần đây, SU-33 và MiG-29 đã nhận lệnh sẽ tiến vào trung tâm thành phố Aleppo và các vùng lãnh thổ khác ở Syria.
Tờ Reuters cho rằng với tình hình hiện tại, điện Kremlin không có nhu cầu khẩn cấp phải sử dụng tàu sân bay. Nếu muốn tăng số lượng máy bay hoạt động ở Syria, họ chỉ đơn giản là gửi thêm máy bay từ các căn cứ mặt đất đến Syria. Bởi việc cử tàu sân bay và tàu hộ tống là quá đắt đỏ và phức tạp để đạt được mục đích tương tự.
Rõ ràng Moscow đang muốn chứng minh sự cạnh tranh với Washington bằng cách gửi một lực lượng từ xa hàng ngàn dặm và sau đó tiến hành tuần tra một vài tháng thông qua các hoạt động quân sự và tập trận. Điều này sẽ làm nổi bật khả năng quân sự mới mẻ của Nga, vốn chưa được phương Tây nắm rõ.
Ngoài ra, nó sẽ làm phức tạp thêm những tính toán chính trị đối với Mỹ và đồng minh khi bàn đến việc tìm kiếm một con đường phía trước ở Syria. Và, tất nhiên, nó cung cấp một cơ hội để nhắc nhở nhẹ nhàng một loạt các nước ở Bắc Âu rằng, Moscow cũng không bỏ qua họ.
Trên đoạn đường qua Biển Bắc, các chiến đấu cơ Nga đã trình diễn gần giàn khoan dầu của Na Uy. Cùng với đó có những báo cáo rằng tàu sân bay của Nga có thể tiến hành tập trận ném bom ở vùng biển quốc tế phía bắc Scotland.
Cho đến nay, hầu hết các vinh quang trong các chiến dịch quân sự gần đây như Ukraina hai năm trước, Georgia vào năm 2008, cuộc chiến ở Chechnya và bây giờ là Syria - đều là công lao từ lực lượng mặt đất và không quân.
Do vậy, đây là cơ hội dành cho giới chỉ huy hải quân Nga thị uy sức mạnh và nâng cao tiếng nói trong quân đội. Bên cạnh bồi đắp kỹ năng thực chiến và nâng cao tiềm lực cần thiết để phát triển một khả năng tấn công thực sự bền vững.
Theo các quan chức Mỹ, cả Nga và Trung Quốc đã tập trung nhiều nguồn lực trong việc tạo nên một thế cân bằng với các tàu sân bay của Mỹ trong suốt thập kỷ qua.
Moscow có cho mình tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov, và Bắc Kinh có tàu sân bay Liêu Ninh với nguyên mẫu từ tàu Varyag của Liên Xô. Mặc dù thế hệ mới nhất của tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình chống tàu của hai nước phần lớn vẫn chưa được chứng minh.
Trọng tâm chính của nhóm tàu chiến đầu Kuznetsov là tiêu diệt các mục tiêu trên mặt đất ở Syria, nhưng nó vẫn đủ khả năng tự vệ tương đối khi phải đối chọi với kẻ thù trên biển.
Theo các báo cáo, tàu sân bay của Nga cũng mang theo các trực thăng chống tàu ngầm, điều khiến cho bất kỳ tàu ngầm nào của NATO cũng sẽ gặp phải khó khăn khi muốn áp sát.
Theo truyền thông Nga, biên đội lần này còn bao gồm cả tuần dương hạm Peter the Great cũng như hai tàu chiến chống ngầm. Tàu chiến của NATO dù có đánh chìm được lực lượng của Moscow cũng không trở về toàn vẹn.
Thủy thủ Nga tuy chỉ mới tiếp cận các hoạt động tấn công bằng tàu sân bay, nhưng họ từng là lực lượng hải quân duy nhất từng đối mặt với tên lửa chống tàu của Anh trong cuộc chiến ở Falklands năm 1982.
Hải quân Nga cũng có kinh nghiệm từ cuộc chiến năm 2008 với Georgia. Khi đó một nhóm tàu chiến của Nga đã có một cuộc giao chiến đẫm máu.
Tất cả điều này đều là tín hiệu cho sự thay đổi tình hình trên mặt đất ở Syria nói chung và Aleppo nói riêng.
Mỹ hiểu rằng bất cứ một hành động gây hấn nào nhắm về phía Nga và quân chính phủ Syria cũng đồng nghĩa với việc một trận chiến ngoài khơi sẵn sàng nổ ra.
Quốc Vinh