“Rất khó để kiểm soát việc kết nối, lưu trữ, kết hợp thông tin các nhân. Nhưng liệu có phải mọi thứ liên quan đến kỹ thuật này đều được cho phép? Ở nơi nào chúng ta có thể vẽ lên giới hạn giữa vấn đề an ninh và quyền cá nhân con người? Và làm thế nào chúng ta chắc chắn được quyền con người được bảo vệ một cách đúng đắn?” trích lời phát biểu của đại diện bộ ngoại giao Đức Peter Witting trong buổi họp bàn tìm cách giải quyết vụ bê bối.
“Có sự thiếu sót về quyền tôn trọng cá nhân và dường như không có tự do thật sự của việc bày tỏ quan điểm và suy nghĩ”, đại sứ Brazil Antonio de Aguiar Patriota nói thêm.
Kế hoạch phác thảo chống nghe lén của Đức và Brazil cũng kêu gọi về quyền các nhân trong thời đại công nghệ ngày nay.
Mỹ đã nghe lén điện thoại của 35 nguyên thủ quốc gia
Trước đó, Thủ tướng Đức Angela Merkel và tổng thống Brazil Dilma Rousseff đều bị theo dõi bởi chương trình gián điệp của Cục An ninh Hoa Kỳ (NSA).
Bà Merkel sau đó đã yêu cần Hoa Kỳ ký một hiệp ước “không gián điệp” với Đức và Pháp vào cuối năm 2013.
Đại sứ quán Đức cũng nhấn mạnh rằng những hành động chống lại Berlin và Paris, hai đồng mình thân cận của Mỹ buộc phải chấm dứt.
Vào ngày 26/10 vừa qua, tờ DerSpiegel của Đức tiết lộ điện thoại của bà Merkel nằm trong danh sách thu thập thông tin đặc biệt của NSA từ năm 2002. Theo đó số điện thoại của bà vẫn nằm trong danh sách tới tận năm 2013.
Vào tháng trước tổng thống của Brazil, ông Rousseff cũng phải lên tiếng kêu gọi Mỹ điều chỉnh chương trình của nước này sau khi một số trang mạng và báo đài Brazil tiết lộ Mỹ nghe lén điện thoại, xem trộm email, và tin nhắn điện thoại của ông.
Vụ việc bùng phát sau sự kiện Edward Snowden, cựu nhân viên CIA của Mỹ tiết lộ hai chương trình gián điệp tối mật của Mỹ trong đó NSA và FBI đứng sau vụ nghe lén hàng triệu điện thoại cuộc gọi, và dữ liệu cá nhân trên mạng như tin nhắn chủ yếu từ Facebook, Yahoo, Google, Apple và Microsoft.
Thăng Long (theo Press TV)