Đức chưa thấy “ánh sáng cuối đường hầm” sau cú sốc năng lượng

Đức chưa thấy “ánh sáng cuối đường hầm” sau cú sốc năng lượng

Thứ 3, 16/04/2024 | 06:00
0
Năng lực công nghiệp ở châu Âu sẽ khó phục hồi về mức trước xung đột, trong khi các nhà sản xuất đang có xu hướng chuyển dịch sang Mỹ.

Ngành công nghiệp Đức trở nên giàu có, một phần nhờ vào mối quan hệ thương mại năng lượng chặt chẽ với Nga. Nhưng tình hình đã thay đổi nhanh chóng kể từ khi Nga phát động “chiến dịch quân sự đặc biệt” ở Ukraine hơn 2 năm trước và nguồn cung khí đốt giá rẻ từ Moscow cho Berlin bị gián đoạn không lâu sau đó. 

Trước xung đột, Đức đã nhập khẩu 55% nguồn cung khí đốt từ Nga. Moscow cũng là nguồn nhập khẩu dầu và than chính của Berlin.

Kể từ đó, quốc gia Tây Âu đã thoát khỏi phần lớn sự phụ thuộc vào khí đốt Nga. Đức đã cắt giảm 32,6% lượng khí đốt nhập khẩu vào năm 2023, chủ yếu là do cắt nguồn cung từ Nga, cơ quan quản lý năng lượng của Đức cho biết.

Giờ đây, người đứng đầu một trong những công ty năng lượng tái tạo lớn nhất nước Đức bày tỏ lo ngại rằng ngành công nghiệp được ví như xương sống của nền kinh tế đất nước đang gặp “bất lợi” do biến động giá khí đốt.

Mặc dù giá khí đốt ở châu Âu đã giảm đáng kể, 90% so với mức đỉnh năm 2022, giá vẫn cao hơn gần 2/3 so với năm 2019, theo báo cáo của cơ quan định giá hàng hóa Argus. Sau khi quay lưng với khí đốt Nga, nền kinh tế đầu tàu châu Âu lại phụ thuộc vào việc nhập khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) đắt đỏ hơn. Những tác động đối với ngành công nghiệp Đức đã rõ rệt và có thể sẽ kéo dài.

Ông Markus Krebber, CEO của công ty năng lượng tái tạo RWE, gần đây đưa ra nhận định rằng ngành công nghiệp Đức khó có thể phục hồi trở lại mức trước xung đột.

“Các vị sẽ thấy một chút phục hồi, nhưng tôi nghĩ chúng ta sẽ chứng kiến sự suy giảm đáng kể về cơ cấu nhu cầu trong các ngành thâm dụng năng lượng”, ông Krebber nói với tờ Financial Times (Anh) tuần trước.

Thế giới - Đức chưa thấy “ánh sáng cuối đường hầm” sau cú sốc năng lượng

Ông Markus Krebber, CEO của công ty năng lượng tái tạo RWE (Đức). Ảnh: Yahoo!Finance

Các nhà phân tích đã vẽ ra một bức tranh kém tươi tắn cho nền kinh tế lớn nhất châu Âu. Gần đây, 5 viện nghiên cứu kinh tế hàng đầu của Đức đã cắt giảm dự báo tăng trưởng của nước này. Họ cho biết tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Đức sẽ chỉ tăng 0,1% trong năm nay do xuất khẩu sụt giảm.

Berlin khẳng định rằng họ đang đổ tiền vào việc chuyển đổi nền kinh tế, định vị nền kinh tế này để có được những lợi thế cạnh tranh lớn trong tương lai trong một thế giới trung hòa carbon.

Nhưng sự trì trệ công nghiệp của Đức đã trở thành một chủ đề nhạy cảm về mặt chính trị, khi tổ chức vận động hành lang công nghiệp có ảnh hưởng của đất nước, BDI, chỉ trích các chính sách xanh “giáo điều” đang tác động đến các nhà sản xuất.

Bà Samantha Dart, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu về khí đốt tại Goldman Sachs, nhận thấy năng lực công nghiệp ở châu Âu sẽ khó phục hồi về mức trước xung đột. Bà cho rằng việc giá khí đốt ổn định hơn và điều kiện kinh tế tốt hơn sẽ thúc đẩy một số nhu cầu, nhưng để “quay trở lại thời kỳ tiền khủng hoảng” là một thách thức lớn hơn nhiều.

Song song với đó, các nhà sản xuất đang có xu hướng chuyển dịch sang Mỹ. Phân tích của FDI Markets cho thấy, các công ty Đức đã tăng gần gấp 3 lần khoản đầu tư vào “xứ cờ hoa” vào năm 2023 lên 15,7 tỷ USD.

Sự suy thoái của ngành công nghiệp Đức là nguyên nhân dẫn đến dòng vốn chảy sang Mỹ và Đạo luật Giảm lạm phát (IRA) của Tổng thống Joe Biden, vốn cung cấp các khoản trợ cấp lớn cho các doanh nghiệp mới thành lập, là chất xúc tác mạnh mẽ.

Các nhà sản xuất ô tô lớn của Đức như Volkswagen và Mercedes-Benz đã tăng cường cam kết của họ tại Mỹ. Trong khi đó, RWE đã công bố một chi nhánh mới ở Mỹ có tên là RWE Clean Energy, sau khi hoàn tất thương vụ mua lại Doanh nghiệp Năng lượng Sạch Con Edison. Công ty Đức đã dành 15 tỷ USD để đầu tư vào hoạt động kinh doanh tại Mỹ.

“Ở Mỹ, các vị có một chính sách mạch lạc và toàn diện để khuyến khích đưa hoạt động sản xuất đến nước này”, ông Krebber, CEO của RWE, nói với Financial Times. “Châu Âu có cùng ý định nhưng chưa có biện pháp đúng đắn”.

Minh Đức (Theo Financial Times, Fortune)

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Bài toán hợp tác và cạnh tranh

Chủ nhật, 14/04/2024 | 06:00
Thủ tướng Đức Olaf Scholz lên đường tới Trung Quốc vào ngày 13/4 trong chuyến thăm ngoại giao kéo dài 3 ngày.

Liệu đã đến lúc “gió đổi chiều” cho ngành công nghiệp vũ khí Đức?

Thứ 3, 02/04/2024 | 06:00
Tình hình đã thay đổi kể từ khi Nga mang quân vào Ukraine hơn 2 năm trước, nhưng “bước ngoặt thời đại” mà Thủ tướng Đức Olaf Scholz tuyên bố vẫn chưa đến.

Giã từ khí đốt giá rẻ của Nga, Đức đối mặt thực tế mới

Thứ 7, 04/11/2023 | 09:18
Ngành công nghiệp Đức giờ đây phải dựa vào nguồn cung khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) đắt tiền hơn, khiến chi phí sản xuất trở nên đắt đỏ trong khi đơn hàng trì trệ.
Cùng tác giả

Góc nhìn Người Đưa Tin: 10 sự kiện nổi bật thế giới năm 2023

Thứ 2, 25/12/2023 | 07:15
Xung đột Nga-Ukraine, xung đột Israel-Hamas, cạnh tranh Mỹ-Trung, bất ổn ở châu Phi... là những sự kiện “tốn nhiều giấy mực” nhất của truyền thông trong năm qua.

Lãi suất cao ở Mỹ gây bất ổn tài chính tại Đông Á mới nổi

Thứ 2, 27/11/2023 | 10:11
Lập trường thắt chặt tiền tệ của Fed đã khiến thị trường chứng khoán ở khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc và Hàn Quốc, đi xuống.

3 hướng đi mới để phát triển con người khu vực Châu Á-Thái Bình Dương

Thứ 3, 07/11/2023 | 21:08
Theo UNDP, khu vực Châu Á-Thái Bình Dương đang đối mặt với 3 nhóm nguy cơ tồn tại đồng thời, bao gồm các mối đe dọa liên quan đến sự sinh tồn của con người.

Sức hút đầu tư của Pháp – Bài học cho Việt Nam

Chủ nhật, 15/10/2023 | 15:00
Chìa khóa để Pháp đạt được những “dấu son” trên hành trình tái công nghiệp hóa và thu hút đầu tư là cải cách. Đây cũng là bài học giá trị mà Việt Nam có thể học hỏi.

Cải cách giúp ADB biến “hàng tỷ” USD thành “hàng nghìn tỷ”

Thứ 6, 29/09/2023 | 09:31
Để đạt được điều này, huy động nguồn vốn tư nhân sẽ đóng vai trò then chốt.
Cùng chuyên mục

Bộ trưởng Quốc phòng Đức tới Mỹ mua “hỏa thần” HIMARS tặng Ukraine

Thứ 6, 10/05/2024 | 10:50
Hệ thống Tên lửa Pháo binh cơ động cao (HIMARS) mang theo bệ phóng được nạp 6 tên lửa dẫn đường 227 mm, hoặc một bệ phóng được nạp một tên lửa chiến thuật ATACMS.

Sau nhiều lần không kích, Nga đã thành công gây tổn hại cho điểm trọng yếu của Ukraine

Thứ 6, 10/05/2024 | 10:30
Việc Nhà máy nhiệt điện Ladyzhynska liên tiếp bị Nga tấn công cho thấy tầm quan trọng chiến lược của nó đối với an ninh năng lượng của khu vực.

Giao tranh dữ dội, tuyến phòng thủ của Ukraine bị Nga xuyên thủng

Thứ 6, 10/05/2024 | 08:45
Giao tranh dữ dội những tuần qua đã làm thay đổi tình hình trên chiến trường. Tuyến phòng thủ của Ukraine đã bị sụp đổ ở khu vực chiến lược quan trọng Ocheretino.

Nga có cách mới gom tiền bán dầu bị mắc kẹt ở “quốc gia thân thiện”

Thứ 6, 10/05/2024 | 06:00
Đối với Nga, ngành dầu khí vẫn là “con bò sữa” giúp “hái” ra tiền cho ngân sách quốc gia, vốn bao gồm kế hoạch tăng mạnh chi tiêu quân sự trong năm nay.

Điện Kremlin: Ông Putin sẽ đề cử ứng viên Thủ tướng Nga khi thấy cần thiết

Thứ 5, 09/05/2024 | 16:20
Ông Putin, người vừa bắt đầu nhiệm kỳ thứ 5 của mình trên cương vị Tổng thống Nga, cũng sẽ trực tiếp bổ nhiệm Bộ trưởng Ngoại giao, Bộ trưởng Quốc phòng.
     
Nổi bật trong ngày

Điện Kremlin: Ông Putin sẽ đề cử ứng viên Thủ tướng Nga khi thấy cần thiết

Thứ 5, 09/05/2024 | 16:20
Ông Putin, người vừa bắt đầu nhiệm kỳ thứ 5 của mình trên cương vị Tổng thống Nga, cũng sẽ trực tiếp bổ nhiệm Bộ trưởng Ngoại giao, Bộ trưởng Quốc phòng.

Giao tranh dữ dội, tuyến phòng thủ của Ukraine bị Nga xuyên thủng

Thứ 6, 10/05/2024 | 08:45
Giao tranh dữ dội những tuần qua đã làm thay đổi tình hình trên chiến trường. Tuyến phòng thủ của Ukraine đã bị sụp đổ ở khu vực chiến lược quan trọng Ocheretino.

Nga có cách mới gom tiền bán dầu bị mắc kẹt ở “quốc gia thân thiện”

Thứ 6, 10/05/2024 | 06:00
Đối với Nga, ngành dầu khí vẫn là “con bò sữa” giúp “hái” ra tiền cho ngân sách quốc gia, vốn bao gồm kế hoạch tăng mạnh chi tiêu quân sự trong năm nay.

180.000 quả đạn pháo có thể sẽ đến tiền tuyến Ukraine vào tháng tới

Thứ 5, 09/05/2024 | 10:40
Tổng thống Séc cho biết, sáng kiến về mua đạn dược cho Ukraine đang đạt được tiến bộ và sẽ có nhiều chuyến giao hàng hơn trong những tháng tiếp theo.

Chiến sự Nga - Ukraine: Nga chuẩn bị cho yếu tố chiến thuật bất ngờ?

Thứ 5, 09/05/2024 | 14:00
Theo Viện Nghiên cứu Chiến tranh (ISW), một lượng lớn quân được cho là đã được tập trung. Điều này cho thấy sự nghiêm túc của Nga trong các hoạt động ở Kharkov.