Đức vẫn chưa thấy “bước ngoặt thời đại” sau 2 năm xung đột Nga-Ukraine

Đức vẫn chưa thấy “bước ngoặt thời đại” sau 2 năm xung đột Nga-Ukraine

Thứ 5, 28/12/2023 | 14:17
0
“Nhiều người, đặc biệt là ở Đức, không hiểu rằng không thể chỉ đơn giản nhấn nút là xe tăng có thể lăn bánh khỏi dây chuyền lắp ráp vào ngày hôm sau”.

Từ cam kết cung cấp 5.000 mũ bảo hiểm cho Quân đội Ukraine khi bắt đầu cuộc chiến toàn diện giữa Nga và quốc gia Đông Âu, Đức hiện đang cung cấp những công nghệ quân sự tiên tiến cho Kiev – và có thể sẽ tiếp tục làm như vậy trong năm mới.

Các chuyên gia đều đồng ý: Xung đột vũ trang ở những nơi khác sẽ tiếp tục định hình cuộc sống ở Đức trong năm tới. Các vấn đề về chiến tranh và hòa bình sẽ ngày càng ảnh hưởng đến các quyết định chính trị.

Hồi chuông cảnh báo

Hơn một thập kỷ trước, Chính phủ Đức đã đưa ra quyết định có chủ ý, vốn nhắm tới triệt tiêu khả năng của Quân đội Đức (Bundeswehr) trong việc chống lại một cuộc chiến tranh trên bộ thông thường ở châu Âu.

Năm 1990, khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, chỉ riêng Bundeswehr của Tây Đức khi đó vẫn có thể triển khai 215 tiểu đoàn chiến đấu trong tình trạng sẵn sàng cao. Ngày nay, Đức có khoảng 34 tiểu đoàn và từ “chiến đấu” dường như là một thứ gì đó xa vời đối với họ.

Bundeswehr ở trạng thái sẵn sàng chiến đấu thấp đến mức khi Sư đoàn xe tăng số 10 tiến hành một cuộc tập trận vào cuối năm 2022, toàn bộ phi đội gồm 18 xe chiến đấu bộ binh Puma được triển khai của họ đều bị hỏng.

Tình trạng suy tàn của Bundeswehr đang cản trở tham vọng của Đức về đóng một vai trò lớn hơn trong an ninh châu Âu và ngăn chặn bất kỳ sự gây hấn nào trong tương lai.

Thế giới - Đức vẫn chưa thấy “bước ngoặt thời đại” sau 2 năm xung đột Nga-Ukraine

Xe tăng chiến đấu chủ lực Leopard 2 A7 của Quân đội Đức (Bundeswehr). Ảnh: RT

Nhà khoa học chính trị Christian Mölling, người đứng đầu Trung tâm An ninh và Quốc phòng tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại Đức, gần đây đã trình bày một báo cáo gióng lên hồi chuông cảnh báo trong giới tinh hoa chính trị ở Berlin.

Báo cáo chứng minh rằng, trong trường hợp xấu nhất, các nước NATO chỉ có 5 năm để tái vũ trang, nếu không liên minh sẽ không còn sức mạnh quân sự để đương đầu với các mối đe dọa từ phía Đông.

Ông Mölling lấy việc xây dựng cầu đường ở Đức làm ví dụ. Ông cho biết, đường và cầu ở Đức sẽ phải được nâng cấp vì nhiều công trình hiện tại không được thiết kế để chịu được trọng lượng của xe tăng và các thiết bị quân sự hạng nặng khác.

“Một chính sách quốc phòng toàn diện đòi hỏi đặc biệt là cơ sở hạ tầng dân sự và xã hội phải đủ kiên cường để chống chọi với chiến tranh”, ông Mölling nói. Điều đó có thể mang lại ý nghĩa quân sự cho quy hoạch thành phố về một cây cầu đường bộ mới, đặc biệt nếu cây cầu đó sẽ đóng vai trò chiến lược trong tình huống chiến tranh.

Vị chuyên gia nhìn thấy cơ hội trong nỗ lực sắp tới. Ông lập luận rằng, để khôi phục khả năng phòng thủ tổng thể của mình, Đức phải “đình chỉ một số quy định nhất định trong một thời gian. Trong báo cáo, chúng tôi đã mô tả nó là: Đầu tư nhiều hơn, quy định ít hơn”.

Phải chuẩn bị ngay từ bây giờ

Tuy nhiên, người dân ở Đức lại gặp khó khăn trong việc đương đầu với thực tế mới. Đã gần 2 năm kể từ bài phát biểu về “Zeitenwende” (sự thay đổi của thời đại, hay bước ngoặt của một thời đại) của Thủ tướng Olaf Scholz tại Quốc hội Đức, nhấn mạnh rằng chính sách quân sự và khả năng phòng thủ của Đức một lần nữa sẽ trở thành ưu tiên hàng đầu.

Nhưng khi được hỏi về việc Đức nên cắt giảm chi tiêu ở đâu trong thời điểm kho bạc nhà nước gần như trống rỗng này, 54% người Đức tham gia cuộc thăm dò của đài truyền hình công cộng ARD đã trả lời là cắt giảm viện trợ cho Ukraine.

Trong khi đó, một cuộc thăm dò dư luận khác, do đài truyền hình công cộng ZDF thực hiện, cho thấy hơn 70% người được hỏi cho rằng Ukraine nên tiếp tục nhận được vũ khí, hoặc thậm chí số lượng lớn hơn các thiết bị quân sự.

Ông Mölling nhận định, sự mâu thuẫn này được phản ánh ngay trong chính sách của Chính phủ Đức. “Nhiều người, đặc biệt là ở Đức, không hiểu rằng khi nói đến vấn đề quốc phòng, họ không thể chỉ đơn giản nhấn nút là xe tăng có thể lăn bánh khỏi dây chuyền lắp ráp vào ngày hôm sau”, ông nói.

“Phải mất một thời gian rất dài trước khi những năng lực sản xuất này được hình thành. Chính phủ Đức và nhiều chính phủ trên khắp châu Âu vẫn chưa bắt được tín hiệu về bước ngoặt của một thời đại và bắt đầu sản xuất quốc phòng nhiều hơn nữa”, ông Mölling nói. “Không phải vì Ukraine cần nó, mà vì chúng ta cũng cần”.

Thế giới - Đức vẫn chưa thấy “bước ngoặt thời đại” sau 2 năm xung đột Nga-Ukraine (Hình 2).

Thủ tướng Đức Olaf Scholz thăm sân bay quân sự Cologne-Wahn, ở Cologne, Đức, ngày 23/10/2023. Ảnh: Euronews

Những thực tế này càng trở nên cấp bách hơn khi châu Âu tính đến kịch bản ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng sau cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024. Nhiều người ở bên kia bờ Đại Tây Dương đang lo ngại rằng nếu kịch bản này xảy ra, Mỹ rất có thể sẽ rút hoàn toàn khỏi NATO.

“Chúng ta phải chuẩn bị ngay từ bây giờ” chứ không nên đợi đến khi điều đó xảy ra, ông Moritz Schularick, Giám đốc Viện Kinh tế Thế giới Kiel (IfW), nói với DW. Tổ chức tư vấn này là tác giả của công cụ theo dõi viện trợ tài chính và quân sự quốc tế cho Ukraine, gọi là Ukraine Support Tracker.

Bản cập nhật gần đây nhất của Ukraine Support Tracker cho thấy Berlin hiện là nhà cung cấp vũ khí quan trọng thứ hai cho Kiev sau Washington. Tuy nhiên, năng lực sản xuất quân sự của Đức vẫn chưa tăng đáng kể, như ông Mölling đã chỉ ra.

“Chúng ta chỉ đang lấp đầy những khoảng trống. Chúng ta chưa bắt đầu xây dựng năng lực sản xuất cần thiết để đáp ứng thời hạn như đã được đặt ra trong báo cáo trên”, ông nói.

Minh Đức (Theo DW, Foreign Policy)

Đức giải quyết xong khủng hoảng ngân sách sau 200 giờ đàm phán

Thứ 5, 14/12/2023 | 14:30
Mặc dù vẫn cần các nhà lập pháp bỏ phiếu về kế hoạch ngân sách mới, nhưng dự kiến nó sẽ được thông qua vì liên minh của Thủ tướng Đức Olaf Scholz đang chiếm đa số.

Viện trợ cho Ukraine lao dốc, Nhà Trắng không thể đảm bảo điều gì

Thứ 6, 08/12/2023 | 13:05
Trong bối cảnh không chắc chắn về viện trợ nước ngoài, Ukraine đang tìm cách phát triển lĩnh vực quốc phòng trong nước – điều ít nhất 2 năm nữa mới có thể đạt được.

Báo Đức: Mỹ và NATO cân nhắc đặt hạn chót cho Ukraine

Thứ 3, 28/02/2023 | 18:25
Nếu đến thời hạn ấn định mà các lực lượng Ukraine không thể đẩy quân đội Nga ra khỏi biên giới, sức ép buộc Kiev đàm phán hòa bình với Moscow sẽ tăng lên, theo một tờ báo ở Đức.
Cùng tác giả

Góc nhìn Người Đưa Tin: 10 sự kiện nổi bật thế giới năm 2023

Thứ 2, 25/12/2023 | 07:15
Xung đột Nga-Ukraine, xung đột Israel-Hamas, cạnh tranh Mỹ-Trung, bất ổn ở châu Phi... là những sự kiện “tốn nhiều giấy mực” nhất của truyền thông trong năm qua.

Lãi suất cao ở Mỹ gây bất ổn tài chính tại Đông Á mới nổi

Thứ 2, 27/11/2023 | 10:11
Lập trường thắt chặt tiền tệ của Fed đã khiến thị trường chứng khoán ở khu vực Đông Nam Á, Trung Quốc và Hàn Quốc, đi xuống.

3 hướng đi mới để phát triển con người khu vực Châu Á-Thái Bình Dương

Thứ 3, 07/11/2023 | 21:08
Theo UNDP, khu vực Châu Á-Thái Bình Dương đang đối mặt với 3 nhóm nguy cơ tồn tại đồng thời, bao gồm các mối đe dọa liên quan đến sự sinh tồn của con người.

Sức hút đầu tư của Pháp – Bài học cho Việt Nam

Chủ nhật, 15/10/2023 | 15:00
Chìa khóa để Pháp đạt được những “dấu son” trên hành trình tái công nghiệp hóa và thu hút đầu tư là cải cách. Đây cũng là bài học giá trị mà Việt Nam có thể học hỏi.

Cải cách giúp ADB biến “hàng tỷ” USD thành “hàng nghìn tỷ”

Thứ 6, 29/09/2023 | 09:31
Để đạt được điều này, huy động nguồn vốn tư nhân sẽ đóng vai trò then chốt.
Cùng chuyên mục

Đúng như kế hoạch, quân đội Nga đã nhận lô tiêm kích “sát thủ” Su-35S

Thứ 6, 10/05/2024 | 14:45
Tập đoàn Chế tạo Máy bay Thống nhất (Nga) thông báo, Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga đã nhận thêm một lô Su-35S.

Bộ trưởng Quốc phòng Đức tới Mỹ mua “hỏa thần” HIMARS tặng Ukraine

Thứ 6, 10/05/2024 | 10:50
Hệ thống Tên lửa Pháo binh cơ động cao (HIMARS) mang theo bệ phóng được nạp 6 tên lửa dẫn đường 227 mm, hoặc một bệ phóng được nạp một tên lửa chiến thuật ATACMS.

Sau nhiều lần không kích, Nga đã thành công gây tổn hại cho điểm trọng yếu của Ukraine

Thứ 6, 10/05/2024 | 10:30
Việc Nhà máy nhiệt điện Ladyzhynska liên tiếp bị Nga tấn công cho thấy tầm quan trọng chiến lược của nó đối với an ninh năng lượng của khu vực.

Giao tranh dữ dội, tuyến phòng thủ của Ukraine bị Nga xuyên thủng

Thứ 6, 10/05/2024 | 08:45
Giao tranh dữ dội những tuần qua đã làm thay đổi tình hình trên chiến trường. Tuyến phòng thủ của Ukraine đã bị sụp đổ ở khu vực chiến lược quan trọng Ocheretino.

Nga có cách mới gom tiền bán dầu bị mắc kẹt ở “quốc gia thân thiện”

Thứ 6, 10/05/2024 | 06:00
Đối với Nga, ngành dầu khí vẫn là “con bò sữa” giúp “hái” ra tiền cho ngân sách quốc gia, vốn bao gồm kế hoạch tăng mạnh chi tiêu quân sự trong năm nay.
     
Nổi bật trong ngày

Điện Kremlin: Ông Putin sẽ đề cử ứng viên Thủ tướng Nga khi thấy cần thiết

Thứ 5, 09/05/2024 | 16:20
Ông Putin, người vừa bắt đầu nhiệm kỳ thứ 5 của mình trên cương vị Tổng thống Nga, cũng sẽ trực tiếp bổ nhiệm Bộ trưởng Ngoại giao, Bộ trưởng Quốc phòng.

Giao tranh dữ dội, tuyến phòng thủ của Ukraine bị Nga xuyên thủng

Thứ 6, 10/05/2024 | 08:45
Giao tranh dữ dội những tuần qua đã làm thay đổi tình hình trên chiến trường. Tuyến phòng thủ của Ukraine đã bị sụp đổ ở khu vực chiến lược quan trọng Ocheretino.

Đúng như kế hoạch, quân đội Nga đã nhận lô tiêm kích “sát thủ” Su-35S

Thứ 6, 10/05/2024 | 14:45
Tập đoàn Chế tạo Máy bay Thống nhất (Nga) thông báo, Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga đã nhận thêm một lô Su-35S.

Nga có cách mới gom tiền bán dầu bị mắc kẹt ở “quốc gia thân thiện”

Thứ 6, 10/05/2024 | 06:00
Đối với Nga, ngành dầu khí vẫn là “con bò sữa” giúp “hái” ra tiền cho ngân sách quốc gia, vốn bao gồm kế hoạch tăng mạnh chi tiêu quân sự trong năm nay.

180.000 quả đạn pháo có thể sẽ đến tiền tuyến Ukraine vào tháng tới

Thứ 5, 09/05/2024 | 10:40
Tổng thống Séc cho biết, sáng kiến về mua đạn dược cho Ukraine đang đạt được tiến bộ và sẽ có nhiều chuyến giao hàng hơn trong những tháng tiếp theo.