Tôi nhớ lại hồi mới ra miền Bắc nhận chùa có nhiều chuyện giờ nghĩ lại cũng là những bài học đáng quý.
Vào cái thời gian đó, tính tôi cứng nhắc lắm, có phần bảo thủ, tôi thích làm theo ý tôi.
Thời gian đâu tiên, chùa mới có Sư về trụ trì nên Phật tử tò mò đến tụng kinh rất đông, có tối tới gần 200 người. Tôi cảm thấy hãnh diện về điều này, vì rằng có nhiều chùa không làm được điều đó như tôi. Tôi đi tham quan một số nơi để học văn hóa vùng miền, và được quý Thầy chia sẻ.
Có Thầy hỏi: “Chùa dưới đó đông không Sư Ông?”. Tôi hãnh diện trả lời: “Mỗi tối cũng hơn trăm thưa Sư Ông”.
Khi nghe điều đó, vị Thầy bạn bảo tôi: “Có lẽ Sư Ông mới về trụ trì nên tâm lý con chia sẻ tới đây mong Sư Ông hiểu nhé".
Tâm lý Phật tử là thế đó Sư Ông ạ. Cứ thấy có gì hay hay là họ tò mò đến, đến vì sự hiếu kỳ, bảo đảm Sư Ông nửa năm sau Sư Ông xem còn lại chỉ vài chục người thôi”.
Tôi không phản ứng gì nhưng nghĩ thầm trong bụng: “Để xem sao”
Và tôi chào Thầy ra về!
Đúng như những gì thầy ấy nói đúng vài tháng chỉ còn vỏn vẹn 50 người mỗi tối.
Tôi hiểu và nhận ra 1 điều quả thật không đơn giản
Và từ đó tôi bắt đầu biết tôn trọng và học hạnh lắng nghe, nhờ vậy tôi được quý thầy thương chia sẽ kinh nghiệm trụ trì của mình.
Các bạn biết không?
Khi làm trụ trì cũng có người thương kẻ ghét. Nhưng tính tôi ngang lắm, tôi nói cần gì, ai thích thì đến không thích thì thôi, “tùy duyên” chẳng gì phải hạ mình. Và do tính vậy tôi gặp rất nhiều sự khó khăn, và tôi từ từ cảm thấy buồn và chản nản. Tôi cứ nghĩ tôi đã sống tốt, sao cứ gặp thị phi, tôi nghĩ tôi đang làm và đi đúng hướng. Vì tôi nghĩ kệ ai nghĩ gì kệ, việc mình mình cứ làm.
Rồi thời gian sau, khi trải qua nhiều sự việc, tôi hay tâm sự cùng quý thầy
Quý thầy bảo:
“Để làm một vị trụ trì cho qua ngày qua tháng thì ai làm cũng được Sư Ông ạ, làm đúng nghĩa vai trò của vị trụ trì mới khó.
Điều tôi muốn nói với Sư Ông: Cái mà sư ông thất bại, là do Sư Ông cố chấp không chịu nghe sư góp ý người khác, và không biết sửa đổi.
Sư Ông cứ tự đắc những việc Sư Ông đã làm, những Sư Ông không nhìn mặt trái của nó.
Sư Ông nên nhớ làm Phật sự không phải theo ý mình mà được sư ông ạ, sự thành công nào cũng có nhiều yếu tố, và công sức nhiều người cùng bỏ ra và nên công nhận điều đó. Sư Ông nên nhớ đừng bao giờ tự đắc những gì mình làm được, mà sau khi làm việc gì đó xong, hãy nhìn lại xem có tốt hay chưa? và cái gì tốt, cái gì chưa tốt, có như thế sư ông mới pháp triển, con thấy cách nói chuyện Sư Ông con hiểu Sư Ông có nhiệt huyết, nhưng con nghĩ Sư Ông nên suy nghĩ lại vấn đề.
Điều đặc biết con muốn nói Sư Ông, họ đến với Sư Ông vì Sư Ông có những suy nghĩ việc làm tốt. Họ phát tâm ủng hộ Sư Ông. Và Sư Ông không có trả lương cho họ. Tất cả đều tình nguyện, nếu Sư Ông quý trọng họ thì tất cả thật tốt đẹp và làm được nhiều việc có ý nghĩa. Còn Sư Ông không tôn trọng họ, thì họ ra đi thôi ạ. Sư ông, hãy xem xét lại. Người trụ trì phải hiểu:
“Tôn trọng Phật tử
Luôn lắng nghe những gì mọi người góp ý
Chân thành trong sự đối đãi
Khiêm cung
Nhiệt tình
Và đừng nói quá nhiều thay vào đó nên làm nhiều hơn nói”
Thiết nghĩ, dù đời hay đạo, dù ở góc độ nào, chúng ta cũng luôn nhìn lại chính bản thân mình. “tiên trách kỷ hậu trách nhân” . Điều quan trọng là luôn học hạnh lắng nghe, đừng để sự ngu dốt của mình đánh mất phẩm chất của mình. Chúng ta phải luôn luôn học hạnh của Ngài Bồ Tát Quán Thế Âm “Từ bi, hỷ xả, bao dung,” thương chúng sanh như con đẻ. Mặt khác nhận biết bản chất cuộc đời là khổ, là giả danh không thật, chúng ta vững bước trước thị phi của cuộc đời, vững tâm mà sống.. Hãy ghi nhận và quý trọng những người yêu quý ta mà sống, và hãy tập quen dần đi trước những lời chê khen cuộc cuộc đời, Hãy bình tâm lại khi gặp chuyện khó khăn, mong sao các bạn luôn nhớ và cảm nhận câu nói này: “Hãy sống thật vui thật tốt cho hôm nay, bạn sẽ có một ngày mai thật tuyết vời để nhớ” .Và hãy thương yêu chăm sóc những người thân, những đồng loại như chính mình.
HT Thích Quảng Tú