Đừng để nói tục chửi bậy trở thành một “mốt”

Đừng để nói tục chửi bậy trở thành một “mốt”

Nguyễn Minh Anh

Nguyễn Minh Anh

Thứ 2, 24/09/2018 09:00

Nói bậy bỗng dưng được “khán giả” thưởng thức và từ khi nào những tiếng lóng, chửi thề được lan truyền, nhất là với phái đẹp?

Khi nói bậy trở thành một thói quen thì nó là mối quan tâm lớn bởi đi cùng với nói bậy là cách hành xử điển hình.

Nói bậy thản nhiên đến nỗi người không quen phải giật mình tự hỏi phải chăng mình mới là người lạc hậu khi không biết văng tục? Nói tục chửi bậy phổ biến đến nỗi nhiều khi ta nhầm tưởng đó là một nét tính cách, là bản chất, là một sắc thái của cuộc sống? Sự nguy hiểm của vấn đề này là thế nào? Chúng tôi đã tìm gặp liên hệ PGS.TS Lê Quý Đức, nguyên Phó viện trưởng viện Văn hóa & Phát triển để có nhìn nhận đa chiều về vấn đề này.

Cộng đồng mạng - Đừng để nói tục chửi bậy trở thành một “mốt”
PGS.TS Lê Quý Đức, nguyên Phó viện trưởng viện Văn hóa & Phát triển

PV: Thưa chuyên gia, quan điểm của ông về vấn đề nói tục, chửi bậy đang lan truyền trong một bộ phận giới trẻ hiện nay?

Ông Lê Quý Đức: Trước hết chúng ta cần phân biệt nói tục với chửi thề. Nói tục là sử dụng các từ ngữ kiêng kỵ nhạy cảm khiến người nghe thấy khó chịu. Còn chửi thề là sử dụng các từ bậy để xúc phạm dù gián tiếp hay trực tiếp đến người nghe còn lại.

Về khía cạnh ngôn ngữ, khả năng làm chủ ngôn ngữ không đồng nghĩa với việc nói tục nói bậy, và càng không nên vận dụng ngôn từ vào những chuyện không mấy hay ho. Dù miễn cưỡng phải thừa nhận, chúng ta không nên khuyến khích làm giàu vốn từ của mình bằng cách nói bậy càng nhiều càng tốt. Hãy để mọi thứ diễn ra tự nhiên. Dù sao, nói bậy cũng là một điều đi ngược lại số đông.

PV: Hiện tượng nói bậy trong giới trẻ, đặc biệt là phái nữ đang là một trong những vấn đề được quan tâm. Chuyên gia có lời khuyên như thế nào với bộ phận này?

Ông Lê Quý Đức: Tôi muốn sử dụng từ “không hay” để nói đến câu chuyện này.

Dù là con gái hay con trai thì việc sử dụng từ ngữ tục tĩu là điều không nên. Đặc biệt lại với con gái. Văn hoá truyền thống ngày xưa trân quý vô cùng. Con gái cần lễ nghĩa, “công dung ngôn hạnh”, lời nói phải đạo, ân cần dễ nghe.

Có lẽ bây giờ, một bộ phận những cô gái trẻ đã khiến chúng ta phải day dứt hoài niệm về thời người Hà Nội ăn nói chỉn chu, "khuôn vàng thước ngọc", trên kính dưới nhường.

PV: Dù phê bình hay im lặng thì chuyện con gái văng tục nói bậy cũng cần suy xét lại, nhất là ở chốn công cộng. Không thể nghĩ rằng đàn ông có thể nói bậy nên đàn bà cũng không “ngán”. Chuyện mạnh miệng chửi bậy văng tục không hề là một cách để phụ nữ hiện đại chứng tỏ sự chân thật, mạnh mẽ, độc lập và cá tính của mình?

Ông Lê Quý Đức: Cá tính được nhân rộng thành một trào lưu thì đó không phải là cá tính nữa – nhất là cá tính ấy đi ngược lại số đông yêu cái đẹp, yêu văn hoá. Phải nghiêm túc nhìn nhận rằng, thực trạng nói bậy nhất là với con gái đang trở thành một thể trạng “vô thức tập thể”. Có nghĩa là a dua theo số đông mà không ý thức được hành vi, lời nói của mình sẽ tạo một hình ảnh xấu ảnh hưởng tới bản thân.

Không thể lấy nhân danh của “cái tôi” cá nhân để bao biện cho cách hành ngôn tục tĩu được.

Đừng để nói tục chửi bậy trở thành một “mốt”, một trào lưu và thành chuyện bình thường trong đời sống thường ngày, khi chúng ta đang dần tiến tới những chuẩn của nếp sống văn minh, có văn hóa trong thời hội nhập toàn cầu.

Ngày nay dường như không hề khó để có thể nghe được vài câu văng tục chửi thề được phát ra từ những cái miệng xinh đẹp. Các cô nàng trẻ trung sành điệu, hợp mốt, trang điểm công phu, công việc thu nhập tốt, bằng cấp cao, nhưng cứ hễ nói chuyện là phải “truyền đi thông điệp” của mình khiến xung quanh ngao ngán.

Ở bất kì địa điểm nào, từ du lịch giải trí đến sinh thái tâm linh đều văng vẳng tiếng nói tục thề của nhiều cô gái, thậm chí cả phụ nữ lớn tuổi được diễn ngôn đầy thuần thục, bản năng, tự nhiên và ngẫu hứng. Như vậy là rất nguy hiểm.

Chuyện mạnh miệng chửi thề, sử dụng từ lóng, nói bậy không phải cách để chứng minh cho sự thẳng thắn, càng không phải là vũ khí đấu tranh bình đẳng hay nhân quyền. Ngược lại nó là biểu hiện để đánh giá sự kém duyên dáng, bồng bột của bản thân.

PV: Có lẽ, ở thời đại nào, phụ nữ vẫn chiếm trọn tấm chân tình của đàn ông bằng sự dịu dàng, uyển chuyển và tế nhị!

Cảm ơn những chia sẻ của chuyên gia xung quanh câu chuyện thú vị này!

 

 

 

 

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.