Hai kỷ lục đó là: Tượng Phật Di Lặc trên đỉnh núi lớn nhất châu Á (Núi Cấm - An Giang) và Tượng Phật nhập Niết bàn trên đỉnh núi dài nhất châu Á (núi Tà Cú - Bình Thuận).
Ông Lê Trần Trường An - đại diện Tổ chức Kỷ lục Việt Nam - cho biết: “Ở châu Á có rất nhiều tượng Phật uy nghi, đồ sộ, nhưng phần lớn chúng được lập ở đồng bằng. Hai tượng Phật của Việt Nam đều nằm trên đỉnh núi mà không quốc gia châu Á nào có được”.
|
Kỷ lục Việt nam cũng hướng đến các kỷ lục mang tính giá trị lâu bền. Ví dụ xác lập kỷ lục cho một chiếc bánh chưng hay một ly cà phê khổng lồ chỉ mang tính nhất thời. Còn kỷ lục về những công trình có yếu tố văn hóa thì giá trị mới lâu bền được, ví dụ như hai tượng Phật vừa nêu. “Chúng tôi muốn thông qua kỷ lục để nhiều người biết đến văn hóa một vùng đất và thu hút du khách khắp nơi đến đó. Bởi khi một địa danh gắn với một kỷ lục thì nhiều người dễ nhớ, dễ biết hơn” - ông Lê Trần Trường An nói.
Trong năm 2013 Kỷ lục Việt Nam sẽ thực hiện hành trình đến Vinh Hạ Long, Yên Tử; Mũi Né, Phan Thiết, Châu Đốc… Đặc biệt là đến núi Tà Cú (Bình Thuận) và núi Cấm (An Giang) để Tổ chức Kỷ lục châu Á trao bằng chứng nhận cho hai nơi này.
“Ở bất cứ tỉnh, thành nào cũng có những điều kỳ thú và những giá trị được người dân tạo dựng và phát triển qua nhiều đời sinh sống. Chúng tôi mong muốn thông qua hành trình này để tìm kiếm được những kỷ lục - giống như những điểm nhấn - để quảng bá các giá trị về văn hóa, du lịch cho từng địa phương” - ông Trường An chia sẻ.
Thanh Kiều (Thể thao & Văn hóa)