Theo Theverge, ô nhiễm ánh sáng đã gia tăng trên toàn cầu do sự phổ biến của đèn LED. Loại đèn này được biết đến với tác dụng tiết kiệm năng lượng, chi phí rẻ và tuổi thọ cao. Tuy nhiên, vấn đề không kém phần nghiêm trọng mà chúng ta phải nhìn thẳng vào là dường như đèn LED đang được sử dụng một cách vô tội vạ mà không được tính toán đến những ảnh hưởng khác đối với môi trường và sức khỏe con người.
Các phát hiện mới được công bố trên tạp chí Science Advances. Các nhà nghiên cứu đã nhận thấy, các không gian được chiếu sáng ngoài trời bởi đèn LED đã tăng trưởng với tốc độ 2,2%/mỗi năm, trong khoảng từ 2012 đến 2016. Màn đêm trên Trái đất kể từ khi có đèn LED đã dần bớt sáng hơn. Chỉ trừ một số khu vực có xảy ra chiến sự trên thế giới thì đa phần, số lượng đèn LED được thắp sáng mỗi đêm ngày càng nhiều, thậm chí có những vùng đô thị dường như "không có đêm".
Báo cáo ghi nhận sự phát xạ ánh sáng nhân tạo vào môi trường sẽ tiếp tục gia tăng trên thế giới, ảnh hưởng đến chu kỳ ánh sáng tự nhiên ban ngày. Đây là một vấn đề nghiêm trọng vì ánh sáng ban đêm được chiếu sáng bởi đèn LED đang làm rối loạn đồng hồ sinh học ở người và gia tăng các bệnh ung thư, tiểu đường cũng như chứng trầm cảm. Ánh sáng ban đêm thậm chí còn có thể giết chết nhiều động vật như đèn thu hút côn trùng hoặc làm nhiễu loạn khả năng định hướng của chim hay rùa biển.
Franz Holker, đồng tác giả của nghiên cứu kể trên chia sẻ: Nhiều người đang sử dụng ánh sáng vào ban đêm mà không thực sự nghĩ đến những vấn đề khác như chi phí, ảnh hưởng đến sức khỏe.
Theo Theverge