Đừng ‘nghỉ hưu non’ vì những lời đồn

Đừng ‘nghỉ hưu non’ vì những lời đồn

Dương Thị Thu

Dương Thị Thu

Thứ 5, 13/04/2017 19:03

Theo các chuyên gia, người lao động xin “nghỉ hưu non” là điều khó tránh vì luật Bảo hiểm xã hội có những ảnh hưởng đến quyền lợi của họ khi nghỉ hưu từ 1/1/2018.

Nhiều thông tin phản ánh tình trạng người lao động xin “nghỉ hưu non” vì nghĩ sẽ ảnh hưởng nhiều đến tiền lương hưu được hưởng khi nghỉ sau thời điểm 1/1/2018. Theo PGS.TS Nguyễn Thị Lan Hương, nguyên Viện trưởng viện Khoa học, Lao động và Xã hội, chính sách mới sẽ khiến lao động nữ bị ảnh hưởng nhiều hơn nam giới.

“Theo như cách tính của luật sửa đổi, lao động nữ là đối tượng bị ảnh hưởng nhiều và nhanh hơn lao động nam giới. Nếu như vậy, hiện tượng giám định sức khỏe “chạy hưu non” là xu thế khó tránh mà nhiều người sẽ lựa chọn. Tuy nhiên, luật đã quy định, người lao động sẽ phải có sự tính toán sao cho phù hợp”, PGS.TS Nguyễn Thị Lan Hương đưa ý kiến.

Xã hội - Đừng ‘nghỉ hưu non’ vì những lời đồn

 ĐBQH Trần Kim Yến

Còn theo ĐBQH Trần Kim Yến, Chủ tịch Liên đoàn Lao động TP.HCM, việc lựa chọn “nghỉ hưu non” hay bất cứ hình thức nào là quyền cá nhân của mỗi người lao động.

“Người lao động có quyền lựa chọn bất cứ hình thức nào có lợi nhất. Tuy nhiên, khi lựa chọn cần căn cứ các quy định pháp luật và tìm hiểu thật kỹ, tránh trường hợp chỉ nghe đồn, không biết quy định có lợi cho cá nhân mình về sau hay không”, ĐBQH Trần Kim Yến nêu quan điểm.

Cũng theo vị ĐBQH đoàn TP.HCM, sau khi nghỉ hưu, lương hưu là nguồn thu nhập chính của người lao động. Nếu tính toán sai, phần thu nhập sẽ bị trừ phần trăm theo tỉ lệ nghỉ hưu trước tuổi.

“Tôi có thể dẫn chứng trước đây, nhiều người từng so sánh việc nhận một khoản tiền nhỏ mỗi tháng với việc nhận tiền lương một lần và quyết định nhận một lần. Sau này, khi lương tăng lên, họ mất đi cơ hội. Nhận tiền lương một lần, thấy số tiền lớn trước mắt, nhưng về lâu dài, họ lại bất lợi. Do đó, người lao động khi muốn “nghỉ hưu non” cần tính toán cụ thể, nghĩ đến lợi ích lâu dài chứ không đặt nặng lợi ích trước mắt”, ĐBQH Trần Kim Yến đưa ra lời khuyên.

Trước đó, dư luận xã hội xôn xao trước những sự ảnh hưởng của luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) với người lao động khi nghỉ hưu từ 1/1/2018. Theo cách tính mới tại Điều 56 luật BHXH 2014, với nữ, tỉ lệ phần trăm hưởng lương hưu được tính bằng 45% khi có đủ 15 năm đóng BHXH. Sau đó, mỗi năm đóng BHXH được tính bằng 2%, tối đa không quá 75%. Như vậy, nếu nghỉ hưu từ 1/1/2018, muốn đạt tỉ lệ 75% lương hưu, lao động nữ phải có đủ 30 năm đóng BHXH. Trong khi đó, nếu nghỉ hưu từ 31/12/2017 trở về trước, lao động nữ chỉ cần có đủ 25 năm đóng BHXH đã được hưởng tỉ lệ này.

Đối với nam giới, tác động của việc kéo dài thời gian đóng BHXH để đạt tỉ lệ lương hưu 75% chậm hơn. Cụ thể, theo Điểm a, Khoản 2, Điều 56 luật BHXH 2014, để đạt 45% lương hưu, lao động nam nghỉ hưu vào năm 2018 phải có 16 năm đóng BHXH, nghỉ hưu năm 2019 phải có 17 năm đóng BHXH, nghỉ hưu năm 2020 là 18 năm đóng BHXH, nghỉ hưu năm 2021 là 19 năm đóng BHXH và từ năm 2022 trở đi là 20 năm đóng BHXH.

Cách tính này được cho là không ảnh hưởng quá nhiều đến người lao động nghỉ hưu từ 1/1/2018. Do đó, nhiều chuyên gia đưa lời khuyên người lao động cần cân nhắc kỹ trước khi quyết định "nghỉ hưu non".

Dương Thu

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.