Đứng ngồi không yên lo học phí đại học tăng đột ngột, thiếu minh bạch

Đứng ngồi không yên lo học phí đại học tăng đột ngột, thiếu minh bạch

Thứ 2, 26/04/2021 | 10:17
0
Năm học 2021-2022, các trường đại học tiếp tục tăng học phí, trong đó, nhiều trường có mức thu tăng vọt so với năm trước, khiến người học đứng ngồi không yên. 

Học phí nhiều trường đột ngột tăng... gấp đôi

Thời gian qua, nhiều trường đại học đã công bố cụ thể đề án tuyển sinh năm học mới 2021-2022, một trong những vấn đề được đặc biệt quan tâm chính là học phí.

Theo đề án tuyển sinh trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch (TP.Hồ Chí Minh) vừa công bố, mức học phí dự kiến năm học 2021-2022 cho ngành Y khoa, Dược học, Răng hàm mặt là 32 triệu đồng/năm; các ngành khác là 28 triệu đồng/năm...

Trường đại học Kinh tế - Luật (đại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh) đề xuất mức học phí dự kiến năm 2021 là 20,5 triệu đồng; năm 2022 là 22,6 triệu đồng; năm 2023 là 24,8 triệu đồng; năm 2024 là 27,3 triệu đồng và năm 2025 là 30 triệu đồng. Trong giai đoạn 2026 - 2030, trường dự kiến mỗi năm điều chỉnh mức thu tăng 10-15%. Đáng nói, trường này chỉ thu học phí 9,8 triệu đồng/năm học với chương trình đại trà trong năm 2020.

Giáo dục - Đứng ngồi không yên lo học phí đại học tăng đột ngột, thiếu minh bạch

Nỗi lo tăng học phí khiến sinh viên lo lắng, khi điều kiện học tập ngày một khó khăn.

Trường đại học Bách khoa (đại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh) cũng xác định một mức học phí mới, dự kiến tăng với tất cả các ngành. Theo đó, so với học phí hiện tại (khoảng 12 triệu đồng/năm), học phí mới chương trình đào tạo đại trà sẽ tăng cao gấp đôi (mức 25 triệu đồng/năm). Chương trình chất lượng cao tăng cường tiếng Nhật ở mức 50 triệu đồng/năm; chương trình chất lượng cao tăng cường tiếng Anh (66 triệu đồng/năm); hai chương trình đào tạo chất lượng cao sẽ tăng 10% so với hiện nay.

Lý giải về điều này, đại diện các cơ sở giáo dục đại học đều đưa ra những lập luận chung: “Từ năm học tới, trường thực hiện cơ chế tự chủ. Với đề án đổi mới cơ chế hoạt động, sự tác động lớn nhất với người học là chính sách học phí cho sinh viên trúng tuyển năm 2021”; hay “Học phí dự kiến áp dụng trong năm tới nhằm đáp ứng nhu cầu cao về chất lượng nhân lực khi tốt nghiệp đại học. Trường tiếp tục đầu tư về cơ sở vật chất, tăng cường các chương trình hợp tác nâng cao chất lượng đào tạo, năng lực thực hành tại các cơ sở y tế, năng lực ngoại ngữ phục vụ sự phát triển nghề nghiệp cho người học”.

Giáo dục - Đứng ngồi không yên lo học phí đại học tăng đột ngột, thiếu minh bạch (Hình 2).

Mức học phí dự kiến tăng theo lộ trình của một số trường đại học.

Theo một số chuyên gia, khi các trường đại học thực hiện tự chủ thì tăng học phí là việc tất yếu, nhưng nếu tăng mãi và tăng quá đột ngột thì sẽ tạo nhiều rào cản cho người học, không đủ điều kiện tiếp cận kiến thức.

Phải minh bạch và đảm bảo chất lượng tương xứng

Trước tình hình nhiều trường đại học muốn áp dụng mức thu học phí mới, vượt quá khả năng tài chính của nhiều gia đình, bộ GD&ĐT đã yêu cầu giữ ổn định mức học phí. Cụ thể, đại diện vụ Kế hoạch - Tài chính (bộ GD&ĐT) cho biết: “Tại dự thảo nghị định thay thế Nghị định 86/2015/NĐ-CP, Bộ đã báo cáo Chính phủ xem xét cho phép giữ nguyên mức học phí năm học 2021-2022 như năm học 2020-2021, nhằm chia sẻ khó khăn, góp phần giảm gánh nặng về tài chính cũng như nỗi lo tăng học phí cho phụ huynh và học sinh”.

Trao đổi với PV Người Đưa Tin Pháp Luật, GS.TS Trần Hồng Quân (nguyên Bộ trưởng bộ GD&ĐT) cho rằng, vấn đề học phí đại học hiện nay cần nhìn nhận từ nhiều phía, xã hội cũng phải chung lưng và có trách nhiệm cùng giáo dục. Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế người người khó khăn, nhà nhà khó khăn như hiẹn nay, cần có sự cân nhắc, tính toán phù hợp. Đặc biệt, việc tăng học phí như thế nào cũng phải được các trường đại học công khai minh bạch.

“Trong điều kiện khó khăn hiện nay, cần có lộ trình phù hợp để tăng mức thu học phí, có thể chấp nhận lộ trình chậm hơn, năm nay tăng ít, năm sau tăng nhiều để tiến tới làm sao đạt chi phí đào tạo tối thiểu. Từng bước nâng học phí lên cũng là từng bước nâng cao chất lượng, tạo sự dễ dàng hơn cho người học chứ không phải tăng cao lập tức sẽ có chất lượng tốt ngay” - nguyên Bộ trưởng bộ GD&ĐT phân tích.

Giáo dục - Đứng ngồi không yên lo học phí đại học tăng đột ngột, thiếu minh bạch (Hình 3).

GS.TS Trần Hồng Quân (nguyên Bộ trưởng bộ GD&ĐT) cho rằng, tăng học phí theo lộ trình nhưng cũng cần phải minh bạch.

Theo ông, lộ trình tăng học phí sẽ phụ thuộc từng ngành, từng trường và cần sự hướng dẫn của cơ quan quản lý: “Quan trọng nhất là trách nhiệm giải trình xã hội và sự minh bạch trong việc tăng học phí, vì xét cho cùng, giáo dục là đào tạo con người chứ không phải chạy theo lợi nhuận tối đa để tạo sự dễ dàng cho cơ sở đào tạo mà gây khó cho xã hội. Các trường phải giải trình rõ cho cơ quan quản lý, cho xã hội thấy được tại sao phải tăng lên mức thu học phí như vậy, kể cả minh bạch về lộ trình”.

“Đồng thời, các cơ sở giáo dục khi đã tăng học phí, phải đảm bảo chất lượng đào tạo tương xứng. Không thể có chuyện tăng học phí mà trang thiết bị, cơ sở vật chất, đội ngũ giảng dạy... không có sự cải tạo, nâng cấp về chất lượng. Mức thu học phí và chất lượng đào tạo luôn phải đi song song với nhau, một cái là yêu cầu, một cái là điều kiện của nhau” - GS.TS Trần Hồng Quân nhấn mạnh.

 

Nhà nước vẫn cần hỗ trợ để học phí không tăng quá đột ngột

Theo GS.TS Võ Tòng Xuân (Hiệu trưởng trường đại học Nam Cần Thơ), việc tăng học phí dù theo lộ trình nào đi chăng nữa hoặc có đưa ra một “mức trần” nào, cũng sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến người học. “Không phải sinh viên nào cũng có đủ điều kiện để chạy theo mức học phí tăng liên tục. Những thí sinh dám thi vào các trường công lập thì ít nhiều cũng có tài, cần nhận được sự hỗ trợ của Nhà nước để đảm bảo điều kiện học tập. Chính vì vậy, các cơ sở giáo dục cần có sự cân nhắc, tính toán thật kỹ lưỡng để đảm bảo quyền lợi học tập của người học. Bên cạnh việc giao quyền tự chủ, Nhà nước vẫn nên có những hỗ trợ nhất định, để đảm bảo học phí các trường đại học không phải tăng quá cao, khiến sinh không có cơ hội tiếp tục học tập”.

Còn theo GS.TS Trần Hồng Quân, Nhà nước có thể dùng tín dụng giáo dục để có chính sách cho người học vay với lộ trình, lãi suất phù hợp. Đồng thời, Nhà nước cũng có thể hỗ trợ nhà trường theo cách đặt hàng các trường đào tạo, đầu tư cho một vài ngành trọng điểm mà Nhà nước muốn trường đó vươn lên trong khu vực và thế giới.

 

Cẩm Mịch

Đại học Quốc gia Hà Nội lọt vào bảng xếp hạng của THE

Thứ 5, 22/04/2021 | 06:58
Nếu như năm 2020, Việt Nam chỉ có 2 cơ sở giáo dục đại học có mặt trong bảng xếp hạng của THE, thì năm 2021 đã có 4 cơ sở giáo dục được xếp hạng.

Sáp nhập trường đại học cao đẳng là phương án bất đắc dĩ, nhiều hệ lụy

Thứ 3, 22/12/2020 | 06:30
Trước thực trạng tuyển sinh èo uột, hàng loạt trường đại học, cao đẳng đứng trước kế hoạch sáp nhập. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, đây là bước đi bất đắc dĩ.
Cùng tác giả

Trường học “tung” ưu đãi học phí mùa Covid

Thứ 6, 28/05/2021 | 09:32
Với bước đầu tư phát triển mới, St. Nicholas có chương trình học bổng và ưu đãi học phí cho học sinh Đà Nẵng và miền Trung nhằm giảm bớt khó khăn do dịch Covid-19.

Hà Nội: Kết thúc năm học sớm và điều chỉnh lịch tuyển sinh lớp 10

Thứ 5, 13/05/2021 | 18:20
Ngày 13/5, UBND TP.Hà Nội đã đồng ý với đề nghị của sở GD&ĐT về đề xuất cho học sinh nghỉ hè sớm 2 tuần và điều chỉnh lịch tuyển sinh vào lớp 10.

Hà Nội: Học sinh nghỉ học từ 4/5 để phòng dịch Covid-19

Thứ 2, 03/05/2021 | 18:44
Theo thông tin mới nhất từ sở GD&ĐT Hà Nội, toàn bộ học sinh và học viên các cấp trên địa bàn thành phố sẽ tạm dường đến trường để phòng dịch Covid-19.

Bồi hồi những ngày đầu chập chững vào nghề báo

Thứ 7, 27/02/2021 | 11:00
Hôm nay là ngày thứ 138 tôi làm việc tại Đời sống & Pháp luật Online. Lần đầu tiên bước vào môi trường công sở, bỡ ngỡ có, sợ có nhưng thực sự niềm vui cũng nhiều.

Học sinh tát cô giáo tại Hà Nội: "Có biểu hiện trầm cảm"

Thứ 6, 19/02/2021 | 18:11
Nam sinh tát cô giáo trong giờ học tại Hà Nội đã được trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên quận Ba Đình (Hà Nội) chấp thuận cho đi học trở lại.
Cùng chuyên mục

Đà Nẵng: Gần 9.000 cơ hội việc làm chờ sinh viên

Thứ 6, 10/05/2024 | 18:45
Ngày 10/5, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Đà Nẵng phối hợp Trường đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng tổ chức ngày hội việc làm năm 2024.

Đà Nẵng có giám khảo cuộc thi Khoa học kỹ thuật quốc tế tại Mỹ

Thứ 6, 10/05/2024 | 16:20
Vai trò giám khảo này là minh chứng cho uy tín, khẳng định vị thế của giáo dục Việt Nam trên trường quốc tế.

Xây dựng nền giáo dục mở, xã hội học tập suốt đời

Thứ 6, 10/05/2024 | 15:30
Theo đó, trong bối cảnh mới, giáo dục và đào tạo con người không chỉ giữ vững bản sắc mà còn hội nhập quốc tế, trở thành những công dân toàn cầu.

Hà Nội: Thí sinh nghiên cứu kỹ tỉ lệ chọi để có chiến thuật học tập

Thứ 6, 10/05/2024 | 14:54
Có gần 106.500 học sinh đăng ký thi lớp 10 THPT công lập không chuyên, tỉ lệ chọi cao nhất với 1/3,11 (trung bình cứ 3 thí sinh dự thi thì có 1 em đỗ).

Thúc đẩy hơn nữa hợp tác giáo dục giữa Việt Nam và EU

Thứ 6, 10/05/2024 | 14:52
Hợp tác giáo dục giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu đang được triển khai dưới nhiều hình thức đa dạng, cả đa phương và song phương.
     
Nổi bật trong ngày

Miền Bắc sắp tăng nhiệt trở lại, tháng 5 nắng nóng có gay gắt hơn?

Thứ 6, 10/05/2024 | 10:47
Những ngày qua miền Bắc có mưa rải rác và nhiệt độ trung bình tương đối thấp so với thời điểm nửa đầu tháng 5 hằng năm, dự báo nắng nóng sắp quay trở lại.

Hôm nay "chốt" đăng ký thi tốt nghiệp THPT 2024: Thí sinh cần lưu ý gì?

Thứ 6, 10/05/2024 | 11:20
Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 diễn ra trong hai ngày 27, 28/6. Theo quy định, thí sinh trên cả nước bắt đầu đăng ký dự thi từ ngày 2/5 đến 17h ngày 10/5.

Bản tin 10/5: 19 sinh viên cấp cứu trong đêm do ngộ độc tập thể

Thứ 6, 10/05/2024 | 06:00
19 sinh viên ở Tp.HCM nhập viện do ngộ độc thực phẩm tập thể; Sẽ xử lý việc ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng mặc trang phục có huy hiệu nhạy cảm biểu diễn...

Bộ GD&ĐT gặp mặt học sinh tham gia hội thi Khoa học kỹ thuật quốc tế

Thứ 6, 10/05/2024 | 09:52
Hội thi cũng là dịp mỗi thành viên đoàn có cơ hội giới thiệu cho bạn bè quốc tế về lịch sử, văn hóa, con người Việt Nam.

Thúc đẩy hơn nữa hợp tác giáo dục giữa Việt Nam và EU

Thứ 6, 10/05/2024 | 14:52
Hợp tác giáo dục giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu đang được triển khai dưới nhiều hình thức đa dạng, cả đa phương và song phương.