Hậu cung hoa lệ là nơi khủng khiếp nhất và cũng là nơi nhiều khuê nữ muốn bước vào. Bởi một khi trở thành nữ nhân của vua, cuộc sống mới bắt đầu, đổi đời khi trở thành người phụ nữ mà vua yêu thương sủng ái nhất.
Thân phận thấp kém
Ngoại trừ nữ quan, các cung nữ hầu hạ vua, công tôn vương tử đều có xuất thân dân gian hoặc nô lệ. Là cung nữ, họ có một cuộc sống lạnh băng trong cung cấm tường thành dù gặp chuyện vui vẻ đến mấy, cũng không được phép cười to, chỉ được hé miệng cười.
Không chỉ vậy, nếu chẳng may làm điều gì sai trái sẽ bị chủ tử đánh thậm chí giết chết mà quỷ thần không hay.
Sẽ ra sao nếu chủ tử biết người đứng đầu thiên hạ để ý đến một cung nữ hèn mọn?
Các cung nữ một khi được vua sủng hạnh sẽ bị người khác đố kỵ, tẩy chay. Họ cũng không thể “một bước lên bà” mà chỉ loanh quanh trong vòng mơ mộng.
Sử sách chứng kiến nhiều cung nữ sau khi trải quả “tình một đêm” với hoàng đế đều mất tích hoặc bị hành hạ đến chết bởi các cung nhân khác, chủ tử.
Các cung nữ được Hoàng đế ân sủng mang long thai may mắn hơn. Nhưng sau khi sinh con, họ cũng không được nuôi dưỡng, không được đến gần và chôn vùi thanh xuân trong lãnh cung cô độc.
Còn các cung nữ không mang long thai, họ phải tiếp tục làm việc trong sự dè bỉu của người khác. Không được kết hôn, về già được trở về nhà cùng nỗi cô đơn, buồn tủi vì không một người đàn ông bình thường nào dám đem lòng yêu thương họ, tránh phạm đến vua. Trong trường hợp đau đớn hơn, họ có thể phải tuẫn táng theo khi Hoàng đế băng hà.
Cung nữ trở thành Hoàng thái hậu duy nhất trong lịch sử Trung Quốc
Từ một a hoàn phục vụ việc học tập của tiểu công chúa, người phụ nữ này đã trở thành mẫu nghi thiên hạ trong lịch sử nhà Thanh – và đây cũng là trường hợp duy nhất trong lịch sử.
Người đó chính là Hiếu Hòa Duệ Hoàng hậu.
Hiếu Hòa Duệ Hoàng hậu sinh ra trong gia tộc Nữu Hỗ Lộc, một tộc thị của người Mãn Châu.
Năm Càn Long thứ 47, trong cung cần tìm một Thị độc cho Thập công chúa, Nữu Hỗ Lộc thị may mắn khi chỉ duy nhất bà vào thời điểm đó có độ tuổi phù hợp và được tuyển chọn.
Năm Càn Long thứ 55, Hoàng tử Vĩnh Diễm đến tuổi thành thân, vua Càn Long đã chiếu cáo thiên hạ, tổ chức Bát Kỳ tuyển tú, Nữu Hỗ Lộc thị cũng tham gia ứng tuyển.
Ngoại hình xuất chúng, tinh thông văn tự, vua Càn Long vừa nhìn đã hài lòng và đặc chỉ chọn tiểu nha hoàn này trở thành Trắc phúc tấn của Hoàng tử Vĩnh Diễm.
Năm Càn Long thứ 60 (1796), Hoàng đế Càn Long thoái vị làm Thái thượng hoàng. Hoàng tử Vĩnh Diễm nối nghiệp lấy hiệu Gia Khánh, sử gọi Hoàng đế Gia Khánh.
Thân phận của Nữu Hỗ Lộc thị cũng vì thế mà thay đổi, từ Trắc Phúc tấn của Vương phủ trở thành Quý phi nương nương trong hậu cung, địa vị chỉ xếp sau Hiếu Thục Duệ Hoàng hậu.
Tuy nhiên, Hiếu Thục Duệ Hoàng hậu qua đời, Nữu Hỗ Lộc thị khi đó là người có địa vị cao nhất trong hậu cung và đã trở thành Hoàng hậu đại Thanh khi mới 21 tuổi, sử gọi Hiếu Hòa Duệ Hoàng hậu.
Kể từ khi gả cho vua Gia Khánh, Hiếu Hòa Duệ Hoàng hậu sinh được 2 người con, bà không chỉ yêu thương con riêng của mình, mà còn có mối quan hệ rất tốt với những người con khác, nhất là đối với Hoàng trưởng tử Mân Ninh.
Bà xây dựng một hậu cung tôn ti trật tự, yêu thương tất cả các hoàng tử công chúa như con ruột mình sinh ra, được quan thần yêu mến, dốc lòng phò trợ.
Năm Gia Khánh thứ 25, Hoàng đế Gia Khánh đột ngột băng hà ở Tị Thử Sơn Trang. Mân Ninh đăng cơ, tôn Nữu Hỗ Lộc Hoàng hậu làm Hoàng thái hậu, tôn hiệu Cung Từ Hoàng thái hậu.
Năm Đạo Quang thứ 29, Cung Từ Thái hậu đột nhiên đổ bệnh, không bao lâu thì qua đời, thọ 74 tuổi, một độ tuổi "xưa nay hiếm" vào thời kỳ đó.
Nguyên Anh (Tổng hợp)