Dưới mắt dân văn: Chí Phèo có 'cưỡng bức' Thị Nở?

Dưới mắt dân văn: Chí Phèo có 'cưỡng bức' Thị Nở?

Nguyễn Thành Huế

Nguyễn Thành Huế

Thứ 5, 07/12/2017 11:32

Theo quan điểm của người đề xuất bỏ tác phẩm Chí Phèo của nhà văn Nam Cao ra khỏi SGK thì “Chí uống rượu say rồi cưỡng bức Thị Nở. Trong bất kỳ xã hội nào, hành động cưỡng bức đó đều đáng lên án”.

Giáo dục - Dưới mắt dân văn: Chí Phèo có 'cưỡng bức' Thị Nở?

Đề xuất đưa truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao ra ngoài chương trình SGK bị phản ứng. (ảnh trong phim Chí Phèo)

Đề xuất này của ông Nguyễn Sóng Hiền, hiện là nghiên cứu sinh trường ĐH Newcastle (Australia).

Theo ông Hiền, tác phẩm này không có ý nghĩa giáo dục, thậm chí tác động xấu tới hành động, nhận thức của học sinh.

“Nhiều nhà phê bình văn học đã cho rằng Chí Phèo đại diện cho tầng lớp nông dân bị lưu manh hoá. Nhưng theo tôi, đây là một nhận xét phiến diện và mang tính áp đặt.

Nếu xem xét kỹ toàn bộ tác phẩm, chúng ta đều có thể nhận thấy rằng Chí Phèo chỉ là bi kịch của một cá nhân. Xuất thân không cha, không mẹ, không nhà cửa, không người thân, không được giáo dục, Chí được nhặt về nuôi và đi ở hết nhà này đến nhà khác.

Nếu là đại diện cho tầng lớp nông dân thì thật mang tiếng cho nông dân mình quá”, ông Hiền phân tích.

Ông này cũng cho rằng, Chí không phải là một sản phẩm của xã hội đó. Chí chỉ như những đứa trẻ cùng hoàn cảnh ở bất kỳ xã hội nào khác. Vì vậy, không thể quy chụp rằng Chí bị xã hội phong kiến lưu manh hoá, hay bị cường hào ác bá làm hại.

Trước quan điểm này, nhiều người cho rằng, đó là một cái nhìn áp đặt quan điểm của người hiện nay một cách khiên cưỡng và sai lệch.

Thạc sĩ Vũ Thị Hoài Thanh, Giám đốc trung tâm luyện thi Đại Học Hà Nội không đồng tình: “Người ta phải nhìn nhận từ tấm lòng, nhìn thấy nhau trong cái đẹp”.

“Có thể vị tác giả này đã thực tế hóa và soi mói vấn đề quá. Đừng nhìn văn chương ở tất cả mọi góc độ dưới con mắt soi xét  vấn đề”, bà Thanh nêu quan điểm.

 Bình tĩnh nhìn nhận vấn đề, nhà văn Trần Thị Trường đánh giá: Hiện nay, dòng chảy văn chương hiện đại đã bổ sung thêm nhiều tác phẩm có ý nghĩa. Sách giáo khoa có thể bỏ một số tác phẩm quen thuộc để bổ sung thêm tác phẩm mới. Tuy nhiên, tác phẩm Chí Phèo vẫn nên được giữ lại trong hệ thống sách giáo khoa hiện nay.

Bởi lẽ, Chí phèo là một tác phẩm văn học có giá trị, một tác phẩm miêu tả vô cùng hấp dẫn chân dung  con người ở các tầng lớp khác nhau trong một giai đoạn lịch sử của xã hội, đồng thời phản ánh thời đại, phản ánh khát vọng của một tầng lớp xã hội…

“Chí Phèo không phải như ai đó nói là kẻ lưu manh bởi xuất thân mồ côi không cha, không mẹ, mà là một trong số đông nông dân không được sở hữu ruộng đất, không đường sống vì không ruộng đất nên bị bần cùng hóa và trở thành lưu manh... Một bi kịch nữa của Chí Phèo sau khi đi tù về, có mong muốn trở lại làm người mà không có cơ hội, câu nói: “Ai cho tao lương thiện?” tỏ rõ điều đó”, nhà văn Trần Thị Trường nhận định.

Chuyện của Chí Phèo và Thị Nở có phải là tình yêu?

Tình yêu của Thị Nở lâu nay vẫn được coi là thứ thuốc thần kỳ, cảm hóa chàng Chí, nhưng suy nghĩ này lại bị ông Hiền cho rằng “lạ lùng”. “Lạ lùng thay, nhiều nhà phê bình và học giả còn hình tượng hoá cái cảnh Chí uống rượu say rồi cưỡng bức Thị Nở và xem đó như sự thức tỉnh tính thiện trong con người Chí.

Trong bất kỳ xã hội nào, hành động cưỡng bức đó đều đáng lên án. Chí đã phạm pháp. Dù về mặt nhận thức, hắn không ý thức hành vi của mình, nhưng về khía cạnh giáo dục đó là hành động cần phê phán. Mà cưỡng bức với một người thiểu năng như Thị Nở thì càng phải lên án và phê phán thích đáng hơn. Chúng ta không thể và không nên bảo vệ những hành vi trái pháp luật. Điều đó chẳng khác gì cổ xuý cho lớp trẻ để bắt chước làm theo”, ông Hiền cho hay.

Giáo dục - Dưới mắt dân văn: Chí Phèo có 'cưỡng bức' Thị Nở? (Hình 2).

Nhà văn Trần Thị Trường.

Nhà văn Trần Thị Trường cho rằng, nhìn từ khía cạnh pháp luật như: Chí Phèo có hành vi lưu manh, hành xử có chất thú tính… là góc nhìn hẹp khi tiếp cận một tác phẩm văn học. Điều này các giáo viên dạy văn của chúng ta thừa khả năng phân tích: Bối cảnh lịch sử, ý nghĩa tác phẩm, tác phẩm phản ánh một chiều sâu văn hóa, chiều sâu con người và đằng sau câu chuyện là những số phận con người với muôn vàn nỗi buồn thương, chua xót cần phải tiếp tục suy tư để cải thiện nó”.

Cũng không tán đồng về cách nhìn nhận tình yêu giữa Chí Phèo và Thị Nở của ông Hiền, thạc sỹ Hoài Thanh nhận định: “Trong bài viết của mình, tác giả cho rằng Chí là một tên tội phạm, một kẻ lưu manh, còn Thị Nở là cô gái đáng thương, một người thiểu năng về nhận thức. Tôi nhận thấy tác giả không phải là dân văn chương, không phải là con người đào sâu trong văn chương, mục đích của văn chương là gì có lẽ người đàn ông này cũng chưa bao giờ hiểu được ngọn ngành”.

Thành Huế

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.