Lý giả chung chung
Theo số liệu chủ đầu tư cung cấp, dự án đầu tư đường cao tốc Bến Lức - Long Thành có suất đầu tư bình quân lên tới 25,8 triệu USD/km tương đương 554 tỉ đồng. Đây là mức đầu tư cao kỷ lục so với các đường cao tốc khác và cao hơn cả cao tốc của Trung Quốc (10,9 triệu USD), Mỹ (17,4 triệu USD)...
Lý giải tình trạng suất đầu tư của hầu hết các dự án đường cao tốc trong nước đều quá cao, ông Phạm Hồng Quang - Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC), phụ trách dự án - cho biết: Suất đầu tư dự án đường cao tốc phụ thuộc nhiều yếu tố như khối lượng xây lắp, chi phí trả lãi vay và các điều kiện ràng buộc khoản vay...
Lý giải vì sao xây dựng đường cao tốc ở Việt Nam lại đắt hơn cả Mỹ, Trung Quốc, ông Phạm Hồng Quang cho hay, so sánh về chi phí suất đầu tư này chưa thật sự chính xác. Việc so sánh này chỉ là tương đối, bởi vì suất đầu tư phụ thuộc nhiều yếu tố như: Đặc điểm của sản phẩm xây dựng (mỗi công trình có một giá riêng).
"Mổ" nguyên nhân đội vốn
Theo chuyên gia giao thông Phạm Sanh với điều kiện tự nhiên gần tương tự, nhưng chi phí đầu tư 1km cao tốc Sài Gòn - Long Thành - Dầu Giây gấp gần hai lần cao tốc Sài Gòn - Trung Lương và cao tốc Bến Lức - Long Thành gấp gần ba lần cao tốc Sài Gòn - Trung Lương, là không bình thường, chưa kể hiện tượng quyết toán điều chỉnh tăng đến 200% so với giá ký kết hợp đồng ban đầu ở một số đường cao tốc.
Cao tốc Trung Lương – TP. Hồ Chí Minh.
Trả lời phỏng vấn của PV báo Người Đưa Tin , TS. Phạm Sỹ Liêm, nguyên Thứ trưởng bộ Xây dựng cho rằng, ở nước ta các dự án vay vốn nước ngoài đều đắt hơn so với việc huy động vốn từ nội lực.
Ông cho hay: “Thực ra, giá trị công trình là do tư vấn của họ sang khảo sát, tín