Đương quy là vị thuốc được dùng rộng rãi, thường xuyên trong nhiều bài thuốc. Thậm trí, đây còn là vị thuốc gần như không thể thiếu trong các bài thuốc chữa vô sinh - hiếm muộn cả nam lẫn nữ.
Công dụng và liều dùng
Theo Đông y đương quy tính ôn, có vị ngọt, cay. Có tác dụng: bổ huyết, hoạt huyết, điều huyết, thông kinh, nhuận táo, hoạt trường. Vào 3 kinh: Tâm, Can, Tỳ. Đương quy là vị thuốc rất phổ thông trong Đông y. Nó là đầu vị trong thuốc chữa bệnh phụ nữ, đồng thời cũng dùng nhiều trong các đơn thuốc bổ và trị bệnh khác. Chủ yếu đương quy dùng để chữa bệnh kinh nguyệt không đều, thống kinh; uống trước kỳ kinh 7 ngày. Ngày uống từ 6 - 15g dưới dạng thuốc sắc (chia làm 2 lần uống trong ngày) hoặc dưới dạng thuốc rượu mỗi lần 10ml, ngày uống 3 lần. Uống 7 - 14 ngày.
Đương quy được sử dụng độc vị hoặc kết hợp với các vị thuốc khác điều trị nhiều bệnh, trong đó nhiều bệnh là hậu quả của hội chứng nghẽn mạch máu, thiếu máu cục bộ. Đương quy bổ huyết, hoạt huyết khử ứ, chỉ huyết có tác dụng hạ mỡ máu rất tốt, chữa phụ nữ kinh nguyệt không đều, người bị bệnh thiếu máu, bệnh tim mạch.
Gần đây người ta chứng minh tỉ lệ tinh dầu ở các bộ phận khác nhau của rễ có khác nhau. Mỗi bộ phận thân, rễ, rễ phụ có tên gọi khác nhau như: Quy thân, Quy đầu, quy vĩ và toàn quy.
Bài thuốc có đương quy
Bài thuốc Tứ vật (bổ huyết)
Bao gồm: đương quy 12g, thục địa 12g,bạch thược 12g, xuyên khung 6g.
Tứ vật là bài thuốc vừa bổ huyết, vừa hoạt huyết (người xưa còn nói bài thuốc này là bài thuốc chuyên để điều huyết “Điều huyết chi chuyên tễ”). Trong bài thuốc có đương quy là bổ huyết, hòa huyết, địa hoàng là bổ huyết tư âm là quân; bạch thược là dưỡng huyết liễm âm để tăng tính dược của quân, làm cho chức năng tàng huyết của Can tốt, làm Thần. Xuyên khung có tác dụng hành huyết trong khí làm huyết lưu thông chống huyết ứ trệ cho nên là tá và sứ.
Như vậy bài thuốc này có tác dụng dưỡng huyết, hoạt huyết kiêm cả hành khí, cho nên không những điều trị huyết hư mà dùng cho cả huyết ứ trệ.
Bài Bát trân
Thành phần: đương quy 4g, xuyên khung 4g, thục địa 4g, bạch thược 4g, nhân sâm (đảng sâm) 4g, phục linh 4g, bạch truật 4g, cam thảo 2g.
Cách dùng: sắc với 2 lát gừng, 2 quả táo uống trước bữa ăn.
Đây là bài thuốc bổ khí huyết kinh điển, từ lâu vẫn nổi tiếng là một bài thuốc có công dụng bồi bổ khí huyết, có tác dụng rất tốt trong việc phòng chống thiếu máu và điều trị các bệnh sản phụ khoa, dùng tốt cho trường hợp rối loạn kinh nguyệt. Trong các trường hợp vô sinh nữ, nhiều người do khí huyết đều hư, sức khỏe suy yếu kinh nguyệt rối loạn… dẫn đến khó có con. Những trường hợp này dùng bài bát trân rất tốt.
Bài thuốc cổ phương Đương quy bổ huyết thang:
Vị thuốc: Hoàng kỳ 40g (trích), Đương quy 8g (rửa rượu).
Cách dùng: Hai vị ấy sắc với 3 bát nước lấy còn nửa bát, uống hơi nóng, nước lần hai và lần ba, cô lại sôi 15 phút, chia đôi uống hai lần trong ngày, đều uống khi đói.
Hoặc cũng có thể tán nhỏ các vị thuốc viên mật ong, phơi nắng lại rồi sấy lại cho khô thêm, đóng vào chai, lọ, sạch khô, để dùng dần, mỗi ngày 60 viên chia làm 3 lần, uống với nước sôi.
Tác dụng: Bổ khí sinh huyết, là bài thuốc cổ phương được lưu truyền từ ngàn đời đến nay vẫn phát huy tính hiệu quả trong điều trị thiếu máu, có mặt trong một số tài liệu giảng dạy của ĐH Y HN.
Hiện tại, vị thuốc này đang được Công ty Cổ phẩn Phát triển Thảo Dược Việt nghiên cứu và bào chế để cho ra đời dòng sản phẩm có tác dụng dưỡng huyết, bổ huyết.
Thu Loan