Giới thiệu chung về đương quy
Đương quy Trung Quốc có tên khoa học là Angelica sinensis (Oliv), họ Hoa tán Apiaceae. Hiện nay loại đương quy hay trồng ở Việt Nam là đương quy Nhật Bản (Angelica accutiloba). Đương quy thuộc loại cây thảo lớn, sống nhiều năm, cao 40 – 80cm, không lông. Lá xẻ lông chim, hình mác dài, có cuống ngắn hoặc không cuống. Cụm hoa tán kép, mang màu trắng lục nhạt. Cây đương quy Nhật Bản ưa khí hậu ẩm mát, đến mùa đông toàn bộ phần trên mặt đất đều lụi tàn. Cây thường được trồng bằng hạt, trên vùng đồng bằng hoặc núi cao đều thích nghi được.
Bộ phận dùng
Rễ đương quy 3 năm tuổi thường được đào thu hoạch vào mùa thu. Đây là lúc rễ củ chứa nhiều hoạt chất nhất.
Đương quy được phân thành 3 loại: quy đầu (là phần đầu của rễ chính), quy thân (loại rễ đã loại bỏ phần đầu và phần đuôi) và quy vĩ (phần rễ phụ hay rễ nhánh).
Khi lựa đương quy chất lượng tốt phải chú ý chọn củ có kích thước lớn, thịt chắc, dẻo, màu trắng hồng, nhiều tinh dầu, thơm, vị ngọt sau cay.
Thành phần hóa học
Rễ đương quy có hàm lượng tinh dầu chiếm tới 0.26%. Đây cũng là thành phần chính quyết định những tác dụng của đương quy. Những nhóm hoạt chất khác có trong rễ đương quy gồm: coumarin, sacharid, acid amin, polyacetylen, sterol…
Tác dụng dược lý của đương quy
Một số nghiên cứu trên động vật thực nghiệm đã chỉ ra rằng đương quy có nhiều tác dụng dược lý khác nhau:
● Tăng sức đề kháng do kích thích miễn dịch, hoạt hóa lympho bào B và T, làm tăng sinh kháng thể.
● Chống viêm cả giai đoạn cấp và mạn tính.
● Ức chế sự kết tập tiểu cầu, liên quan đến điều trị huyết khối não và viêm tắc tĩnh mạch huyết khối, tăng cường tuần hoàn não.
● Tác dụng trấn tĩnh, điều kinh.
● Giải nhiệt, nhuận tràng, trị táo bón
Tính vị, công năng, công dụng
Đương quy có vị ngọt, hơi đắng, hơi cay, mùi thơm, tính ấm; có tác dụng bổ huyết, hoạt huyết, điều kinh, thông kinh, dưỡng gân, tiêu sưng, nhuận tràng.
Theo y học cổ truyền, đương quy thường được dùng để điều trị kinh nguyệt không đều, huyết ứ trệ, chảy máu, phong thấp, mụn nhọt, táo bón, hói đầu, thiếu máu, lao phổi, tăng huyết áp, chống ung thư, thuốc giảm đau, chống co giật, ra mồ hôi, kích thích ăn ngon cơm… Phụ nữ uống thuốc sắc đương quy vài ngày trước khi đẻ sẽ dễ sinh hơn, giảm đau khi đẻ.
Bài thuốc có đương quy
● Chữa thiếu máu, cơ thể suy ngược, kinh nguyệt không đều, sau khi đẻ máu hôi chảy mãi không hết
Bài tứ vật thang: đương quy 16g, thục địa 12g, bạch thược 8g, xuyên khung 6g, nước 600ml. Sắc còn 200ml chia 3 lần uống trong ngày.
● Chữa huyết nhiệt, táo bón
Nhuận táo thang: Đương quy, thục địa, đại hoàng, cam thảo, đào nhân mỗi vị 4g, sinh địa 3g, thăng ma 3g, hồng hoa 1g. Sắc uống.
● Chữa răng lợi, môi miệng sưng đau, chảy máu
Thanh vi tán: đương quy, sinh địa mỗi vị 1.6g, thăng ma 2g, hoàng liên 1.2g, mẫu đơn 1.2g, thêm thạch cao nếu đau nhiều. Sắc uống.
● Chữa chảy máu cam không ngừng
Đương quy sao khô tán nhỏ, mỗi ngày dùng từ 2 – 3 lần, mỗi lần dùng 4g. Dùng nước cháo chiêu thuốc.
Hiện nay cây đương quy đã được đưa vào ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực dược phẩm và chăm sóc sức khỏe. Đặc biệt, Đương quy cũng là 1 trong 12 thành phần tạo nên công thức phối hợp của thực phẩm bảo vệ sức khỏe Diếp cá vương.
Diếp cá vương là sự kết hợp của 12 thành phần gồm: Diếp cá, Đương quy, Yến bạch, Hồng thự, Muống biển, Phong khương, Hoàng bá, Hoàng đằng, Nghệ, Sa sàng tử, Bạch thược, Phục linh giúp làm giảm táo bón và cải thiện các triệu chứng của trĩ đồng thời hỗ trợ thanh nhiệt giải độc, tăng cường chức năng đường tiêu hóa, đem lại một cơ thể khỏe khoắn hơn.
Số đăng ký: 940/2017/ATTP-XNCB
Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.
Hãy nhanh tay gọi đến số 0974 789 199 để được tư vấn chi tiết cách phòng ngừa và giảm táo bón hiệu quả.
Hoặc tham khảo rất nhiều thông tin hữu ích từ website Diepcavuong.com.
P.S: Nhân đợt tri ân khách hàng đã tin tưởng sử dụng sản phẩm trong suốt những năm qua, MT PHACO sẽ miễn phí giao hàng toàn quốc trong tháng 6 này nếu bạn không tìm được điểm bán nhà thuốc gần nhà nhất tại đây.
Diếp cá vương – không ngừng nỗ lực vì sức khỏe vàng của người Việt!
Tuấn Anh