E ngại dự án Cát Linh – Hà Đông

E ngại dự án Cát Linh – Hà Đông "thu không đủ chi": Đã có ngân sách lo

Bùi Thế Anh
Thứ 3, 16/10/2018 | 15:24
0
Lãnh đạo công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội cho biết, về việc trả nợ cho dự án Cát Linh – Hà Đông, TP.Hà Nội sẽ bố trí ngân sách theo chỉ đạo của Thủ tướng để thực hiện chi trả khoản nợ.

Như đã thông tin, thanh tra Chính phủ (TTCP) vừa chỉ ra hàng loạt sai phạm tại buýt nhanh BRT vào đúng thời điểm tuyến đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông đang chạy thử, chuẩn bị khai thác thương mại khiến cho nhiều người lo ngại, tuyến đường sắt trên cao có thể đi theo “vết xe đổ” của buýt nhanh BRT, được đầu tư hàng chục nghìn tỷ đồng nhưng không đem lại hiệu quả.

Đầu tư - E ngại dự án Cát Linh – Hà Đông 'thu không đủ chi': Đã có ngân sách lo

Khoản tiền trả nợ đầu tư dự án Cát Linh - Hà Đông sẽ được lấy từ ngân sách của TP.Hà Nội. (Ảnh: Thành Long)

Liên quan tới vấn đề này, trao đổi với PV báo Người Đưa Tin, ông Vũ Hồng Phương, Phó Tổng Giám đốc ban quản lý dự án Đường sắt, bộ GTVT (đơn vị quản lý dự án Cát Linh – Hà Đông) cho biết: “Giá vé đi tàu Cát Linh – Hà Đông đã được công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội trình lên UBND TP.Hà Nội về phương án thu vé. Chúng tôi chỉ là đơn vị quản lý về xây dựng hạ tầng, tiến độ dự án, còn việc thu hồi vốn chúng tôi không quản lý”.

Để làm rõ những nghi ngại của dư luận, sáng 16/10, trao đổi với PV báo Người Đưa Tin, ông Vũ Hồng Trường, Tổng Giám đốc công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội cho biết, dự án Cát Linh – Hà Đông đã được phê duyệt, trong dự án đều đã có phần đánh giá hiệu quả, dự kiến hành khách sử dụng, số lượt người đi bao nhiêu lên xuống từ các ga.

Trong đó, ưu tiên phương án 2 với bình quân hành khách đi khoảng 5-6 km giá vé sẽ cao hơn vé xe buýt khoảng 37% còn đi toàn tuyến sẽ cao hơn hẳn… Giá vé đơn vị đề xuất không phải để cạnh tranh với các loại hình công cộng khác mà nhằm mục đích thu hút người dân chuyển từ sử dụng phương tiện cá nhân sang sử dụng phương tiện giao thông công cộng.

Đầu tư - E ngại dự án Cát Linh – Hà Đông 'thu không đủ chi': Đã có ngân sách lo (Hình 2).

Tàu Cát Linh - Hà Đông được vận hành chạy thử trên toàn tuyến trong tháng 9 vừa qua. (Ảnh: Thành Long)

Trước lo ngại, với mức giá vé 10.000 đồng/lượt đi tàu sẽ không đảm bảo phương án tài chính của dự án, ông Trường khẳng định: “Đối với vận tải hành khách công cộng như xe buýt, đường sắt Cát Linh – Hà Đông đều được Nhà nước trợ giá. Cụ thể với dự án này, UBND TP.Hà Nội sẽ trợ giá, và đã được đưa vào nghị quyết của HĐND TP.Hà Nội và trong luật Đường sắt cũng đã quy định”.

“Việc trả lãi và gốc vốn vay từ ngân hàng Trung Quốc đã có trong hiệp định vay vốn giữa hai bên, khi nào dự án hoàn thành đi vào khai thác sẽ được bàn giao lại cho TP.Hà Nội. Việc trả nợ đã có kế hoạch chi tiết, TP sẽ bố trí ngân sách, nguồn vốn ngân sách theo chỉ đạo của Thủ tướng để thực hiện chi trả khoản nợ”, ông Trường cho hay.

Theo tìm hiểu của PV báo Người Đưa Tin, Hà Nội đã đưa ra giải pháp xây dựng hệ thống hạ tầng đô thị phục vụ tiếp cận các nhà ga của tuyến đường sắt đô thị trong khoảng cách 100-500m dọc theo tuyến đường sắt đô thị số 2A Cát Linh - Hà Đông. Bên cạnh đó, cải thiện trạm dừng xe buýt tới gần các ga đường sắt, hành lang cho việc lưu thông xe buýt, nhà chờ… Đặc biệt, bố trí 8 bãi gửi xe cho các phương tiện cá nhân của hành khách đi tàu dọc hành lang tuyến đường sắt đô thị.

Lo ngại tàu Cát Linh – Hà Đông “thu không đủ chi phí vận hành” nói gì trả nợ?

TS. Đinh Thế Hiển, Chuyên gia tài chính & đầu tư phân tích: “Tôi đang lo ngại nhất là số tiền thu được từ tàu Cát Linh – Hà Đông sẽ không đủ để đáp ứng được chi phí vận hành chứ chưa nói đến trả lãi vốn vay từ ngân hàng Trung Quốc. Đối với số vốn vay quá lớn như vậy thì việc trả nợ là mênh mông lắm”.

Dự kiến, trung bình một năm, đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông phải trả nợ cho Trung Quốc khoảng 650 tỷ đồng vốn vay, TS. Hiển cho rằng: “Chưa tính đến trả nợ, mà chỉ tính đến việc trang trải chi phí công nhân viên hơn 500 người, tiền điện nước,... thì có thể sẽ phải bù lỗ thêm”.

Hiện nay, giá xe buýt ở Hà Nội hay TP.HCM người ta tính giá cạnh tranh mà mỗi năm vẫn phải bù lỗ hàng trăm tỷ cho chi phí vận hành xe buýt. Mặc dù, nguồn thu từ các tuyến xe buýt là rất lớn vì hành khách đông mà vẫn phải bù lỗ thì khả năng dự án Cát Linh – Hà Đông phải bù lỗ là rất lớn. Để trông chờ vào 1 tuyến Cát Linh – Hà Đông là chưa đủ, phải có hàng chục tuyến đường sắt tương tự tạo nên sự kết nối giữa các tuyến thì mới đem lại hiệu quả.”, TS. Hiển nhận định.

Tổng Kiểm toán Nhà nước Hồ Đức Phớc vừa có báo cáo gửi Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và các đại biểu Quốc hội về đánh giá tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2018, dự toán ngân sách nhà nước năm 2019 và phân bổ ngân sách trung ương năm 2019.

Số liệu của Kiểm toán Nhà nước cho thấy, có 22/57 địa phương dự kiến không đạt dự toán thu NSNN trên địa bàn. Đáng chú ý, trong đó có TP. Hà Nội ước hụt thu 2 năm liên tiếp, năm 2017 đạt 80,5% và năm 2018 đạt 88,8% dự toán giao.

Kiểm toán Nhà nước đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương có giải pháp quản lý thu NSNN, nhất là các địa phương dự kiến hụt thu đồng thời thực hiện nghiêm túc, kịp thời các kiến nghị tăng thu NSNN. 

Lo ngại tàu Cát Linh–Hà Đông “thu không đủ chi phí vận hành” nói gì trả nợ?

Thứ 2, 15/10/2018 | 20:53
Chuyên gia kinh tế phân tích, số tiền thu được từ tàu Cát Linh – Hà Đông sẽ không đủ để đáp ứng được chi phí vận hành chứ chưa nói đến trả lãi vốn vay từ ngân hàng Trung Quốc, thì có thể còn phải bù lỗ thêm.

Toàn cảnh 5 đoàn tàu Cát Linh – Hà Đông chạy trên đường ray

Thứ 5, 20/09/2018 | 11:47
Thứ trưởng bộ GTVT đánh giá, dự án tàu Cát Linh – Hà Đông là một dấu mốc rất đặc biệt, là dự án đường sắt trên cao đầu tiên của Thủ đô Hà Nội được kỳ vọng sẽ đáp ứng được việc giảm tải giao thông nội đô.

Cận cảnh nhếch nhác ở đường sắt Cát Linh – Hà Đông sau khi chạy thử tàu

Thứ 5, 16/08/2018 | 15:37
Tại một số nhà ga ở khu vực Hà Đông những tấm các-tông, túi ni-lon và các thùng gỗ nhỏ đựng gạch lát nền vứt bừa bãi trên hành lang dành cho người đi bộ, phía dưới rất nhiều bao tải vứt bừa bãi.
Cùng tác giả

Sẽ xử lý nghiêm gia đình dừng ô tô ăn Tết trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai

Thứ 5, 07/02/2019 | 09:40
Đại diện đội CSGT số 1 (cục CSGT – bộ Công an) cho biết đã vào cuộc xác minh địa điểm xảy ra sự việc cũng như truy tìm danh tính của người đàn ông livestream cảnh ăn nhậu của gia đình trên cao tốc.

Kết luận sai phạm nghiêm trọng của VEC chỉ định thầu trạm dừng nghỉ cao tốc liên quan "Út trọc"

Thứ 5, 31/01/2019 | 09:56
Sau khi báo Người Đưa Tin phản ánh loạt bài "Trợ lực nào giúp sân sau của "Út trọc" thâu tóm trạm dừng nghỉ trên cao tốc?", bộ GTVT vừa có kết luận thanh tra về việc chỉ định thầu các trạm dừng nghỉ trên cao tốc do VEC quản lý.

Danh tính hàng loạt lãnh đạo công ty Yên Khánh bị bắt vì sử dụng phần mềm thu phí trốn thuế cao tốc TP.HCM - Trung Lương

Thứ 3, 01/01/2019 | 12:45
Quá trình khám xét khẩn cấp, cơ quan điều tra đã thu giữ một số tài liệu, chứng cứ điện tử xác định các đối tượng nêu trên có hành vi mua bán, sử dụng phần mềm trái pháp luật để trốn thuế, gây thất thu cho ngân sách của Nhà nước.

Đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Nội lọt Top dự án chậm tiến độ, "đội" vốn khủng

Thứ 5, 06/12/2018 | 14:22
Bộ GTVT nêu đích danh dự án đường sắt đô thị “đội” vốn khủng gồm, dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông tăng từ 8.769 tỷ đồng lên 18.000 tỷ đồng...

Bà chủ 8X Vũ Thị Hoan thâu tóm quyền thu phí cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình như thế nào?

Thứ 4, 28/11/2018 | 09:46
Bà Vũ Thị Hoan với vai trò là Giám đốc công ty Yên Khánh “thâu tóm” quyền thu phí cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình theo hình thức “xin – cho” được phép thu phí 1 năm nhưng đã thu phí tới 5 năm.
Cùng chuyên mục

Hệ thống vận tải thuận lợi thúc đẩy xuất khẩu cá ngừ Việt Nam sang Nga

Thứ 6, 17/05/2024 | 10:26
3 tháng đầu năm 2024, giá trị xuất khẩu cá ngừ sang Nga đạt gần 10 triệu USD, tăng 65% so với cùng kỳ; là thị trường nhập khẩu cá ngừ đơn lẻ lớn thứ 4 của Việt Nam.

Lý do “bùng nổ” cửa hàng tiện lợi ở Việt Nam và bài toán thị phần

Thứ 6, 17/05/2024 | 08:00
Mô hình cửa hàng tiện lợi lên ngôi vừa tạo điều kiện cho doanh nghiệp tăng độ phủ nhưng cũng khiến các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam chật vật giữ thị phần.

Top 10 tỉnh thành dẫn đầu cả nước về kim ngạch xuất khẩu

Thứ 5, 16/05/2024 | 15:56
Báo cáo nêu rõ, năm 2023 là năm khó khăn đối với kinh tế Việt Nam trước tác động từ cả bên trong và bên ngoài.

Biến cơ hội thành tiềm năng nhờ hợp tác quốc tế trong nông nghiệp

Thứ 2, 13/05/2024 | 18:46
Bộ trưởng Lê Minh Hoan khẳng định, Việt Nam cần sự tư vấn kỹ thuật, trao đổi kinh nghiệm từ các đối tác đi trước để phát triển xanh, bền vững ngành nông nghiệp.

Xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc liên tục sụt giảm

Thứ 2, 13/05/2024 | 10:03
Theo VASEP, xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Trung Quốc liên tục ghi nhận sụt giảm từ tháng 2 do ảnh hưởng của lạm phát và cạnh tranh nguồn cung.
     
Nổi bật trong ngày

Giá vàng 18/5: Vàng thế giới tăng vọt, vàng trong nước đứng im

Thứ 7, 18/05/2024 | 09:07
Sáng nay, giá vàng thế giới tăng vọt lên mức 2.415 USD/ounce trong khi tại thị trường trong nước giá vàng miếng SJC và vàng nhẫn vẫn đứng im.

Tại sao vàng thế giới bật tăng, SJC lại “đứng im”

Thứ 7, 18/05/2024 | 19:30
Giá vàng trên thị trường thế giới liên tiếp bật tăng, trong khi đó, giá vàng SJC trong nước đi ngang quanh ngưỡng 90 triệu đồng/lượng bán ra. Lý do tại sao?

4 tháng đầu năm, xuất khẩu ớt mang về 12,7 triệu USD

Thứ 7, 18/05/2024 | 06:00
Tính đến hết ngày 30/4, sản lượng xuất khẩu ớt của Việt Nam đạt 5.076 tấn với kim ngạch đạt 12,7 triệu USD, tăng 18,5% về lượng và tăng 46,8% về trị giá.

Chi hơn 31 tỷ USD nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện

Chủ nhật, 19/05/2024 | 06:00
4 tháng đầu năm 2024, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện là nhóm hàng có quy mô kim ngạch nhập khẩu lớn nhất cả nước.

Bà Rịa-Vũng Tàu đưa giải pháp để thúc đẩy, thu hút khách du lịch

Thứ 7, 18/05/2024 | 20:00
Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu sở hữu đường bờ biển dài hơn 300km với bãi cát thoải, nước biển trong xanh, khí hậu ôn hoà có nhiều lợi thế để phát triển du lịch.