'Em bị cô lập và thừa thãi trong chính ngôi nhà của mình'

'Em bị cô lập và thừa thãi trong chính ngôi nhà của mình'

Thứ 6, 09/08/2013 11:25

Đúng 11 giờ đêm, chuông điện thoại đường dây nóng 0974. 007 007 reo có vẻ như thúc giục, đầu dây bên kia là tiếng khóc của một người phụ nữ. Chị ấy gọi đến trung tâm Thám tử Sài Gòn (T&T) nhờ giúp đỡ cho trường hợp con gái chị.

Với phương châm: tận tâm vì khách hàng, phục vụ 24/24, chúng tôi nhanh chóng có mặt ở nhà chị lúc đêm khuya.

Khi đến, chị ấy vẫn còn ngồi khóc. Với nỗi thất vọng và sự bất lực của người mẹ, chị kể, hai mẹ con chị vừa mới tranh cãi gay gắt với nhau và con chị đã bỏ nhà đi.

Sau một hồi trấn an chị, các thám tử nắm được thông tin, chị có 2 đứa con gái, đứa lớn 18 tuổi, học rất giỏi và đang đi du học nước ngoài; đứa nhỏ 15 tuổi nhưng rất ngổ ngáo và thường có những biểu hiện rất kỳ quặc.

Mấy tháng nay, chồng chị đi công tác nước ngoài, một mình chị phải quán xuyến công ty, con gái nhỏ của chị thường xuyên bỏ học, tụ tập bạn bè và có những cử chỉ hư hỏng. Vừa rồi cháu đã uống thuốc ngủ, cũng may được phát hiện kịp thời nên thoát chết.

Chị đau khổ tột cùng nhưng chị không thể bỏ công ty, chị cũng không thể bỏ mặc con sống chết ra sao. Chị không biết trông cậy vào ai trong lúc này, nhờ đến công an thì sợ con mình lỡ phạm pháp sẽ bị tù tội. Vì vậy chị đã đặt hết niềm tin vào chúng tôi. Hiểu được tấm lòng người mẹ thương con, các thám tử lập tức vào cuộc.

Gia đình - 'Em bị cô lập và thừa thãi trong chính ngôi nhà của mình'

Ảnh minh họa.

Sau khi rà soát mối quan hệ bạn bè, theo dõi sinh hoạt thường ngày của em các thám tử biết được em hay lân la đến quán bar ở trung tâm quận 1. Để tiếp cận đối tượng, thám tử đã phải hóa thân thành gã ăn chơi thứ thiệt. Cô bé ngồi bất động trong tiếng nhạc vũ trường chói tai, dưới ánh đèn màu muôn sắc, vẻ mặt bất thần vô cảm xúc. Thám tử tiến lại gần để làm quen: “Cô bé tên gì ? Uống chút gì đi nhé?”.

Vẫn thái độ bất cần đời, cô bé liếc mắt nhìn tôi thay cho sự bực dọc. Thấy có vẻ khó gần, tôi ngồi ngay xuống và bắt đầu điệp khúc than vãn, chán nản cuộc đời giống như tâm trạng của em. Như gặp phải người cùng cảnh ngộ, cô bé bắt đầu chịu nhìn tôi với ánh mắt đồng cảm.

Được dịp, tôi lấn tới: “Em có cách nào chỉ anh vơi đi nỗi buồn này không?”. Cô bé chỉ tay về phía đám người đang nhốn nháo đằng kia: “Anh lại đó nhảy với đám bạn em đi”. Tôi hỏi tiếp: “Thế sao em không ra vui với mọi người mà ngồi đây một mình?”. Cô bé lắc đầu và nói hãy để mặc em. Rồi tôi giật mình khi nhìn thấy trên tay em có nhiều vết rạch chằng chịt, chồng chéo lên nhau. Cánh tay gầy xanh xao mang nhiều vết tích với dòng chữ nguệch ngoạc không ra nét. Hỏi ra mới biết đó là cách để em tìm cảm giác mạnh, chứng tỏ sự mạnh mẽ với bạn bè. Tôi hỏi thiếu gì cách để em chứng tỏ sự bản lĩnh, sao lại chọn cách hành xác mình như vậy. Thế là em khóc. Những giọt nước mắt lăn dài trên má.

Tôi thấy thương em vô cùng! Tôi hiểu được nỗi lòng của em… ở lứa tuổi dậy thì như em, khi sự phát triển từ trẻ con sang người lớn diễn ra mạnh mẽ, tâm lý của các em không kịp phát triển theo, dễ dẫn đến tình trạng khủng hoảng về tâm lý. Nếu không có sự dìu dắt của người lớn, các em sẽ dễ bị lạc lối…

Những ngày sau đó, tôi thường xuyên gặp gỡ và kết bạn với em. Bây giờ em đã chịu mở lòng mình ra với tôi.

Em kể tôi nghe, cha mẹ em luôn bận bịu với công việc, đi làm suốt ngày không có thời gian dành cho em. Mẹ em thì luôn so sánh em với chị gái, lúc nào cũng khen chị giỏi và chê trách em vụng về, dở tệ. Có khi cả tháng 2 mẹ con không nhìn mặt nhau. Em thấy mình như bị cô lập và thừa thãi trong chính ngôi nhà của mình! Em chỉ tìm thấy niềm an ủi bên bạn bè và những trò chơi ngông.

Em muốn chứng tỏ cho mẹ em biết, có những chuyện chỉ có em mới làm được, còn mẹ em thì không… Nói đến đây, em nghẹn ngào, nước mắt em tuôn rơi, em khóc nức nở như chưa bao giờ được khóc! Tôi biết em đang bị tổn thương về tinh thần lẫn thế xác. Em đang cố tạo cho mình vẻ bề ngoài cứng rắn, lì lợm, lạnh lùng nhưng bên trong em chỉ là đứa trẻ vô cùng yếu đuối và rất cần một vòng tay ấm áp để bảo vệ, chở che. Tôi bỗng thấy bờ môi mình mặn đắng…!

Qua câu chuyện của em, tôi thấy em thật sự đáng thương hơn là đáng trách. Em chỉ là một trong vô số nạn nhân của sự giáo dục lỏng lẻo của gia đình. Nếu có trách thì những người làm cha làm mẹ mới thật sự hãy nhìn lại chính mình. Họ đừng chạy theo đồng tiền hay những thứ phù du khác mà bỏ mặt con cái, đến khi sự việc đã rồi thì có hối tiếc cũng đã muộn màng.

Sau những ngày kết thân với em, tôi thấy nhiệm vụ của tôi không chỉ dừng lại ở vai trò của một thám tử.

Điều cần làm của tôi lúc này là giúp em thoát ra khỏi sự sa lầy này. Vì bản thân em là một đứa trẻ, nếu được uốn nắn, dạy dỗ đúng cách thì tâm hồn em vẫn sẽ trong sáng, hồn nhiên như đúng lứa tuổi của mình.

Tôi đã kết hợp với gia đình, nói hết những suy nghĩ của em cho mẹ em hiểu. Khi hiểu ra mọi chuyện, chị ấy vô cùng hối hận vì bấy lâu nay chị đã vô tình làm khổ đứa con gái bé bỏng của mình! Nỗi nhớ mong con đã làm chị tiều tụy, xanh xao.

Không chần chừ, chị theo tôi tìm đến con. Hai mẹ con gặp nhau, không cần phải nói, họ đã chạy đến ôm chằm lấy nhau và khóc trong niềm nhớ thương mong mỏi! Họ cần nhau biết dường nào! Lúc này đây, tôi biết không có một trở ngại nào có thể chia cắt tình mẩu tử của họ! Tôi bỗng thở thào nhẹ nhõm! Tôi lặng lẽ ra về, nhường lại không gian cho họ. Tôi cảm thấy bầu trời hôm nay trong xanh và thoải mái vô cùng.

Hưng Vy Oanh (tư liệu do Trung tâm Thám tử Sài Gòn cung cấp).

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.