Phát biểu trong cuộc phỏng vấn với hãng tin RT của Nga, al-Dam cáo buộc các nước phương Tây đã hỗ trợ phe đối lập để "hủy diệt" các chính phủ có quan hệ gần gũi với Moscow.
"Chúng ta nhìn thấy họ (các nước phương Tây) hủy diệt Iraq, Syria, Libya, Yemen, âm mưu chống lại Algeria. Chúng tôi hiểu rằng họ làm điều đó bởi vì tất cả các nước này có quan hệ tốt với Nga. Và các nước này, không giống như những quốc gia khác, những người yếu đuối, có thể cho thấy họ có sức đề kháng", Gaddaf Al-Dam nói.
Ông cũng nói rằng Libya sẽ yêu cầu Liên Hiệp Quốc điều tra về cuộc nổi dậy tại quốc gia này trong năm 2011, mà đỉnh điểm là cái chết của Gaddafi và đẩy Libya đến xung đột và hỗn loạn.
"Cá nhân tôi đổ lỗi cho phương Tây về những gì đã xảy ra ở Libya.... Chúng tôi kêu gọi Liên Hiệp Quốc điều tra để họ phải xin lỗi đất nước chúng tôi và sửa chữa những sai lầm đó", Gaddaf Al-Đàm cho biết.
Ông nói thêm rằng phương Tây phản đối dự án của Gaddafi về sự thống nhất lục địa châu Phi và dự án lập đồng tiền chung châu Phi là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới sự can thiệp quân sự vào Libya và cái chết của cựu lãnh đạo Gaddafi.
Phương Tây nhận ra rằng, Gaddafi đang lãnh đạo cuộc đấu tranh giải phóng toàn lục địa và xua đuổi các nước thực dân khỏi châu Phi. Ông muốn đoàn kết thống nhất các nước châu Phi, biến lục địa thành một hợp chủng quốc," ông Gaddaf al-Dam tuyên bố.
Theo đó, năm 1999, Muammar Gaddafi bắt đầu thảo luận về việc thành lập Liên minh châu Phi và một chính phủ châu Phi thống nhất để hợp lực những tiềm năng của châu lục. Ông Gaddaf al-Dam nhấn mạnh rằng, chính sách đã không đáp ứng lợi ích của các nước phương Tây và vì thế phương Tây coi anh họ ông là một mối đe dọa.
Vào tháng Tư, Tổng thống sắp mãn nhiệm của Mỹ Barack Obama kêu gọi sự thiếu chuẩn bị cho các hậu quả của các cuộc đảo chính ở Libya là "sai lầm tồi tệ nhất" của mình.
Muammar Gaddafi đã bị giết chết vào ngày 20 tháng 10 năm 2011, cùng với con trai của ông Mutasim, sau các cuộc biểu tình nổ ra ở Libya vào giữa tháng Hai và sau đó phát triển thành một cuộc đối đầu vũ trang giữa lực lượng chính phủ và phe đối lập.
Trong tháng 12 cùng năm, chính phủ đối lập của Libya đã đồng ý để lập GNA để hình thành Hội đồng Chủ tịch và để chấm dứt bế tắc chính trị. Tuy nhiên, các cuộc xung đột giữa các phe phái chính trị tại Libya vẫn tiếp diễn kể từ sau cái chết của Gaddafi và đẩy quốc gia từng rất giàu có và yên bình này chìm trong bạo lực và hỗn loạn.
Hoàng Hải