“Đào” là biểu trưng cho những thứ thanh tân, nhẹ nhàng. Thế nên, những người phụ nữ trẻ trung, xinh đẹp thường được gọi là phận “yếu liễu đào tơ”.
Nhưng cũng chẳng tự dưng mà người ta gọi những cô gái đẹp, lấy tài, lấy sắc của mình để “mua vui” cho nhân gian là những “ả đào”. Còn tài, còn sắc thì các “đào” được săn đón. Hết sắc, cạn tài thì cứ thế chìm vào trong quên lãng một cách đầy nghiệt ngã.
Cây (cành) đào cũng vậy thôi. Đều mang chữ “đào” ở danh nên phận cũng hẩm hiu như nhau cả.
Lúc người ta cần thì người ta nâng niu, trân trọng, mang về thì phải gói ghém, buộc cành thật nhẹ nhàng sao để không gẫy hay hỏng hoa, hỏng nụ...
Lúc đó thì đào mới “nhắm mắt xuôi tay”, yên vị “ra đi” trong sự tôn trọng của con người vì đã cống hiến cả tuổi xuân của mình để làm thứ mua vui cho trần thế.
Dù sao khi đã “hết giá trị lợi dụng” thì chuyện bỏ đi là chuyện bình thường nhưng ước gì những phận đào kia có cái kết bớt phũ phàng hơn, được chặt nhỏ thành từng khúc, gói gọn gàng vào những bao, túi và cho nó vào “đúng nơi quy định”.
Thế đó, chữ “đào” vốn chỉ sắc hồng tươi thắm, đẹp đẽ. Vậy, nếu đã “chơi” cho nhạt đào rồi thì để phải nó thắm lại bằng văn hóa chứ đừng để đến cuối cùng, nó lại mang sắc bàng bạc của con người.
Bảo Trang
* Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả