Esports sẽ trở thành ngành công nghiệp khổng lồ: Con gà đẻ trứng vàng

Esports sẽ trở thành ngành công nghiệp khổng lồ: Con gà đẻ trứng vàng

Nguyễn Trung

Nguyễn Trung

Thứ 7, 13/02/2021 10:00

Esports chắc chắn sẽ trở thành ngành công nghiệp "khủng" ở những năm tiếp theo, tại Việt Nam, Esports cũng đang dần có được vị thế trên bản đồ Esports thế giới.

Esports là gì? Đến từ đâu? Tại sao ra đời Esports?

Thể thao điện tử (eSports/e-sports, Electronic-Sports, game đối kháng, hay các pro gaming) là hình thức tổ chức cuộc thi chơi điện tử giữa nhiều người chơi, đặc biệt là giữa những tuyển thủ chuyên nghiệp. Các thể loại trò chơi video phổ biến nhất liên quan đến thể thao điện tử là cuộc chiến đấu trường trực tuyến với sự tham gia của nhiều người chơi, trò chơi chiến đấu sử dụng chiến lược thời gian thực (MOBA), và thể loại game bắn súng góc nhìn người thứ nhất (FPS), nhưng thể loại FPS chỉ được gọi là đặc trưng của E-Sport khi chưa phát triển, khi các thể loại MOBA lên ngôi thì FPS không còn nằm trong danh mục được đăng ký tham gia E-Sport.

Vốn là một phần của văn hóa trò chơi điện tử, nhưng đến tận cuối những năm 2000 và đầu năm 2010, việc tổ chức các giải đấu mới tạo nên một cơn sốt lớn. Trong khi các giải đấu diễn ra trong khoảng năm 2000 được tổ chức nghiệp dư, sự gia tăng của các cuộc thi chuyên nghiệp cùng với số lượng người xem tăng cao hiện nay đã hỗ trợ một số lượng đáng kể các tuyển thủ và các đội tuyển chuyên nghiệp. Tính cạnh tranh này đã được các nhà phát triển trò chơi điện tử hiện nay tận dụng bằng cách xây dựng thêm các tính năng cải tiến vào trò chơi của mình.

Các thể loại trò chơi chiến đấu và máy bay chiến đấu rất được ưa chuộng ở các giải đấu nghiệp dư, mặc dù những trò chơi này còn cách xa so với cái tên thể thao điện tử. Vào năm 2012, những tựa game nổi tiếng được đem ra thi đấu trên đấu trường chuyên nghiệp là Dota 2, Liên Minh Huyền Thoại và StarCraft II. 

Về mặt địa lý, giải đấu Esports có nguồn gốc từ các nước phát triển. Hàn Quốc là quốc gia có tổ chức Esports tốt nhất, họ chính thức cấp phép game thủ chuyên nghiệp từ năm 2000. Tuy nhiên sự công nhận dành cho Esports lại cập bến chậm hơn so với các nước khác. Vào năm 2013, người chơi Liên Minh Huyền Thoại người Canada Danny "Shiphtur" Le trở thành game thủ chuyên nghiệp đầu tiên được nhận visa P-1A của Mỹ, dành riêng cho " Vận động viên quốc tế được công nhận". 

Thể thao - Esports sẽ trở thành ngành công nghiệp khổng lồ: Con gà đẻ trứng vàng

Nhà thi đấu các bộ môn Esports với lượng khán giả cực khủng.

Trong năm 2013, người ta ước tính rằng có khoảng 71.500.000 người trên thế giới xem các trận đấu. Sự tăng lên của nền tảng streaming media trực tuyến, tiêu biểu là Twitch.tv, đã trở thành nguyên nhân lớn cho sự phát triển và thăng tiến của các cuộc thi Esports. Major League Gaming đã thống kê: Trong số những người xem, có khoảng 85% là nam và 15% nữ, 60% người xem nằm trong độ tuổi từ 18 đến 34. Giải thích về sự chênh lệch giữa hai giới tính trong nền công nghiệp này, người ta thấy rằng các game thủ nữ vẫn còn bị phân biệt giới tính và phải chịu sự định kiến của xã hội. Tuy nhiên, nhiều người phụ nữ hoạt động trong lĩnh vực Esports tin tưởng rằng họ đang dần vượt qua được những khó khăn trên.  

Định nghĩa một cách đơn giản thì Esport (Electronic Sports) – Thể thao điện tử là thuật ngữ để chỉ những tựa game mang tính chất đối kháng mà tại đó xuất phát điểm của các người chơi là như nhau. Lưu ý rằng Esport không phải là những game đơn thuần chơi để giải trí mà nó cần phải có một niềm đam mê và một sự cố gắng thật nhiều.

Esports phát triển như thế nào tại Việt Nam?

Esports tại Việt Nam phát triển một cách khá chậm rãi, khi vài năm trở lại đây thì nó mới thực sự lên tới cực điểm. Nhiều năm trước khi mà các quốc gia khác đã phát triển cực mạnh, thì các tại Việt Nam Esports không được xem trọng, các giải đấu quy mô lớn rất ít, tổ chức còn chưa chuyên nghiệp, có nhiều định kiến xã hội về “game thủ”, không có nhiều đất diễn cho người tài, truyền thông hạn chế, nhiêu đó lý do thôi cũng đủ để sự phát triển Esports thời đó bị kéo xuống. 

Hiện tại thì Esports đang ngày một lớn mạnh, trung bình một giải đấu Esports tại Việt Nam có lượng người trực tiếp xem mỗi trận là khoảng 200 nghìn người. Có những trận lên tới hơn 500 nghìn người theo dõi trực tuyến. Sức công phá của Esports là thực sự lớn tại Việt Nam đặc biệt là đối với giới trẻ. Nhiều người đã sống “giàu có” nhờ Esports, chúng ta có thể kể nhiều game thủ nổi tiếng của Việt Nam như: Lê Quang Duy - SofM, Trần Văn Cường - Optimus, Đỗ Duy Khánh - Levi,...các tuyển thủ này đều có mức thu nhập ở mức khủng nhất hiện tại của Việt Nam. Không thể không nhắc tới những Streamer nổi tiếng như: Độ Mixi, Thầy Giáo Ba, Misthy, Virrus, Xemesis, Pew Pew,...đều là những người thực sự có sức ảnh hưởng đối với mạng xã hội và tất cả những người trên đều phát trực tiếp liên quan tới Esports. Hiện tại ở Việt Nam thì bộ môn Liên minh huyền thoại vẫn đang là phổ biến nhất, với số lượng người chơi cực “khủng”. Nhà sản xuất bộ môn Liên minh huyền thoại này thực sự “siêu bá đạo” khi liên tục thay đổi các lối chơi, tác động trực tiếp vào người chơi để người chơi luôn cảm thấy hứng thú khi tham gia bộ môn này. 

Thể thao - Esports sẽ trở thành ngành công nghiệp khổng lồ: Con gà đẻ trứng vàng (Hình 2).
Hoàng Viruss, anh ta được biết đến là Streamer nổi tiếng bậc nhất Việt Nam hiện tại, quá khứ của Viruss cũng từng là Game thủ chuyên nghiệp.
 
 

Quay trở lại với quá trình phát triển Esports tại Việt Nam, đến nay Esports đã được chính thức công nhận là một bộ môn thể thao và người chơi bộ môn này chính là những vận động viên. Giá trị của những bản hợp đồng chuyển nhượng của bộ môn này không hề thua kém so với môn bóng đá, chúng ta có thể để đến một số thương vụ chuyển nhượng tiền tỷ như Palette chuyển từ Phong Vũ Buffalo sang GAM Esports, hay chính tiền lương hàng tháng của một số tuyển thủ chất lượng hiện nay cũng cỡ 9 con số.

Đặc biệt Việt Nam chúng ta có một tuyển thủ cực kỳ nổi bật, đó là Lê Quang Duy - SofM, người con gốc Hà Nội này là thần đồng Liên minh huyền thoại của Việt Nam. Tuyển thủ sinh năm 1998 này từng là game thủ chuyên nghiệp khi mới 15 tuổi. Tham gia nhiều giải đấu lớn nhỏ, tuy nhiên các đội tuyển anh ta từng thi đấu thì mới chỉ vô địch một lần năm 2013. Năm 2016, SofM chính thức chuyển sang Trung Quốc thi đấu cho đội tuyển Snake Esports với giá trị chuyển nhượng mà đến bây giờ vẫn đang được giữ bí mật.

Thể thao - Esports sẽ trở thành ngành công nghiệp khổng lồ: Con gà đẻ trứng vàng (Hình 3).

Thần đồng Liên minh huyền thoại Việt Nam - SofM, đang là người thành công nhất trong làng Esports của Việt Nam tính đến thời điểm hiện tại.

SofM sau 3 năm không thành công với Snake Esports đã chuyển sang đội tuyển Suning Gaming, ông chủ của SN chính là chủ tịch của CLB bóng đá Inter Milan của Italy. Đây cũng chính là bước ngoặt của SofM, khi ngay mùa giải thứ hai cũng đội tuyển Suning đã lọt tới trận chung kết của giải đấu cấp cao nhất của bộ môn Liên Minh huyền thoại thế giới. SofM chính là Á quân Chung kết thế giới năm 2020, mọi hoài nghi về khả năng cũng như trình độ đều đã được dập tắt bởi thành công này của SofM. Có nhiều thông tin trước kỳ Chung kết thế giới rằng mức lương mà SofM nhận tại Suning rơi vào khoảng hơn 60 tỷ một năm. Một mức lương thực sự khủng khiếp với mức lao động trung bình tại Việt Nam. SofM chính là người tiên phong cho việc xuất ngoại của các tuyển thủ sau này, chính các tuyển thủ sẽ nhìn SofM để cố gắng nhiều hơn nữa. 

Ở một trường hợp khác, tuyển thủ Đỗ Duy Khánh - Levi sinh năm 1997, quê quán tại Bắc Ninh, cũng là một người được đánh giá cực cao chỉ sau SofM, Levi cũng đã từng xuất ngoại tới 2 lần. Lần đầu tiên là sang đội tuyển 100T của giải đấu LCS Bắc Mỹ, sau đó là sang Trung Quốc gia nhập Jindong Gaming, tuy nhiên cả 2 lần xuất ngoại của Levi thì đều không có được thành công như mong đợi. Có thể do khoảng cách về ngôn ngữ, cũng như môi trường trên có quá nhiều sự cạnh tranh mà không phải ai cũng có thể hòa nhập được.

Thể thao - Esports sẽ trở thành ngành công nghiệp khổng lồ: Con gà đẻ trứng vàng (Hình 4).

Đỗ Duy Khánh hay còn được biết đến là Levi tuyển thủ Liên minh huyền thoại Việt Nam có mức thu nhập khủng.

Ở một môn thi đấu khác đó chính là Liên Quân Mobile, tựa game dành cho điện thoại cũng rất được ưa chuộng tại Việt Nam, ở bộ môn này thì Việt Nam chúng ta chính là một trong những đội mạnh nhất thế giới. Bằng chứng là việc Team Flash của Việt Nam đã vô địch giải đấu Liên Quân Mobile thế giới (AWC 2019) sau khi vượt qua đối thủ sừng sỏ là Mad Team (Đài Bắc Trung Hoa). Giải thưởng mà các tuyển thủ của chúng ta nhận được là 200 nghìn USD (khoảng 4,6 tỷ đồng). Bộ môn này cũng chính là môn được đưa vào giải đấu Sea Game 2019 được tổ chức tại Philippines. Team Flash cũng chính là đội tuyển mạnh nhất lịch sử của tựa game Liên Quân Mobile, với 2 chức vô địch thế giới liên tiếp.

Có thể thấy Esports tại Việt Nam đang lớn mạnh không hề thua kém các nước trong khu vực, thậm chí về mặt thành tích còn vượt trội hơn so với khu vực từng được coi là vùng trũng của Thể thao điện tử. Các nhà đầu tư ngày càng nhiều, các tuyển thủ giờ đây không chỉ chơi game, đánh giải đơn thuần, mà còn có thể hợp tác truyền thông quảng cáo với nhiều nhãn hàng lớn nhỏ khác nhau. Nhiều game thủ còn sở hữu lượng fan cực lớn, một số còn sở hữu fanpage, kênh youtube lên tới vài trăm nghìn lượt theo dõi. Giờ đây thu nhập của họ không chỉ giới hạn bằng tiền lương, phụ cấp của giải đấu, các tuyển thủ thể thao điện tử còn có rất nhiều lựa chọn sau này để có thể kiếm ra được kinh tế.

Esports sẽ còn phát triển đến bao giờ?

Thời đại công nghệ 4.0, mọi thứ đều phát triển từ công nghệ, để mà nói Esports sẽ còn tiếp tục mạnh mẽ hơn nữa, nhiều chuyên gia phân tích cho rằng Esports sẽ là được coi là trọng tâm phát triển của ngành thể thao thế giới sau này. Chính Olympic 2024 được tổ chức tại Paris cũng công bố Esports chính là môn thể thao cạnh tranh huy chương.

Thể thao điện tử đang mang tới cho game thủ những khoản lợi nhuận khổng lồ, nghiễm nhiên trở thành ngành công nghiệp có chỗ đứng trong nền kinh tế hiện nay. Esports với những bước phát triển mạnh mẽ giờ đã bước sang giai đoạn chuyển mình. Sự chấp nhận của bậc cha mẹ, đã góp phần không nhỏ để đặt những viên gạch đầu tiên vào nền thể thao công nghiệp nhẹ này, định kiến xã hội gần như đã không còn, tất cả mọi thứ đều đến rất nhanh, tương lai vẫn còn dài, ít có điều gì chắc chắn nhưng có thể tự tin nói rằng, Esports sẽ trở thành một môn thể thao, một ngành công nghiệp khổng lồ.

Box: Mới đây toà soạn điện tử Nguoiduatin.vn cũng đã sản xuất tin bài dành cho Esports. Hiện tại bộ môn Liên minh huyền thoại vẫn là trọng tâm nội dung dành cho bạn đọc. Mọi người quan tâm có thể truy cập mục thể thao tại trang nguoiduatin.vn.

 

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.