EU sẽ gặp khó nếu từ bỏ nguyên liệu thô từ Trung Quốc

EU sẽ gặp khó nếu từ bỏ nguyên liệu thô từ Trung Quốc

Thứ 6, 16/09/2022 | 17:14
0
EU đề xuất “giảm bớt sự phụ thuộc” vào nguồn cung khoáng sản Trung Quốc, nhưng động thái này được cho sẽ làm trầm trọng thêm các vấn đề kinh tế của khu vực.

Các nước châu Âu phải nhập khẩu từ 75-100% các loại kim loại. Trong số 30 nguyên liệu thô mà EU phân loại là quan trọng, 19 nguyên liệu chủ yếu được nhập khẩu từ Trung Quốc. Danh sách này bao gồm magiê, đất hiếm và bitmut mà Trung Quốc có độc quyền trên thực tế, đáp ứng tới 98% nhu cầu của EU.

Điều này có nghĩa là một ngày nào đó, EU có thể sẽ phải “đau đầu”, vì Trung Quốc có kế hoạch giảm xuất khẩu các nguyên liệu quan trọng trong vòng 5 năm tới nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường nội địa.

Do đó, các nước châu Âu gần đây đã tăng cường nỗ lực thiết lập chuỗi cung ứng địa phương và đa dạng hóa thị trường nhập khẩu để giảm sự phụ thuộc vào một nhà cung cấp duy nhất.

Tránh lặp lại sai lầm

Hôm 14/9, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen đã đề xuất đưa ra một bộ luật mới về khoáng sản quan trọng nhằm giảm bớt sự phụ thuộc vào nguồn cung khoáng sản quan trọng, bao gồm đất hiếm và lithium, từ Trung Quốc.

Bà von der Leyen cho biết, châu Âu cần tránh “mắc kẹt trong sự phụ thuộc vào dầu mỏ và khí đốt như chúng ta đang thấy”, khi nhắc đến nỗ lực của khu vực này trong việc tách khỏi xuất khẩu năng lượng của Nga.

“Chúng ta cần học hỏi từ những sai lầm trong quá khứ”, bà Von der Leyen nói, lưu ý thêm rằng Trung Quốc hiện đang thống trị ngành công nghiệp chế biến toàn cầu, với gần 90% đất hiếm và 60% lithium được chế biến ở quốc gia này.

“Chúng tôi sẽ xác định các dự án chiến lược trong toàn bộ chuỗi cung ứng, từ khai thác đến tinh chế, từ chế biến đến tái chế. Và chúng tôi sẽ xây dựng các kho dự trữ chiến lược ở những nơi có rủi ro về nguồn cung”, bà von der Leyen tuyên bố trong phát biểu hàng năm của Liên minh Châu Âu, trong đó đưa ra các ưu tiên về pháp lý và chính sách của Ủy ban châu Âu trong năm tới.

Thế giới - EU sẽ gặp khó nếu từ bỏ nguyên liệu thô từ Trung Quốc

Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen phát biểu hôm 14.9. Ảnh: Euractive

Động thái này được cho là sẽ mất rất nhiều thời gian và khiến châu Âu phải bỏ ra nhiều chi phí hơn để đạt được các mục tiêu xanh, đồng thời làm trầm trọng thêm tình hình lạm phát ở châu Âu trong bối cảnh cuộc khủng hoảng năng lượng.

“Việc tránh phục thuộc vào nguồn năng lượng nhập khẩu từ Nga đã gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng đối với người dân và các ngành công nghiệp ở châu Âu. Nếu bây giờ chúng ta thêm nguyên liệu thô có nguồn gốc từ Trung Quốc vào danh sách, hậu quả sẽ còn nghiêm trọng hơn”, ông Stephan Ossenkopp, một chuyên gia tại Viện Schiller, một tổ chức tư vấn kinh tế - chính trị có trụ sở tại Đức cho biết.

“EU có nhu cầu cao đối với các sản phẩm đất hiếm đã qua xử lý và các thành phần liên quan, chẳng hạn như nam châm neodymium và các thành phẩm”, ông Yang Giám đốc một công ty đất hiếm nhà nước tại Ganzhou, tỉnh Giang Tây, Trung Quốc, cho biết.

Theo một báo cáo từ Liên minh Nguyên liệu thô Châu Âu, Trung Quốc xuất khẩu khoảng 16.000 (tương đương 98%) nam châm đất hiếm sang Châu Âu mỗi năm.

Theo ông Cui Hongjian, Giám đốc Phòng Nghiên cứu Châu Âu tại Viện Nghiên cứu Quốc tế Trung Quốc, vẫn chưa rõ liệu các nước EU có đồng ý thông qua đề xuất này hay không, và nó sẽ được tuân thủ đến mức độ nào.

Vì sự thịnh vượng chung

Ông Cui lưu ý rằng đề xuất này được đưa ra trong bối cảnh xung đột toàn cầu ngày càng gia tăng, chính trị và chuỗi cung ứng còn nhiều bất ổn, do đó, việc coi trọng các vấn đề an ninh, an toàn chuỗi cung ứng và chuỗi công nghiệp là điều dễ hiểu.

Tuy nhiên, trong quá trình trao đổi kinh tế và thương mại với Trung Quốc, châu Âu nên tránh chính trị hóa các vấn đề về chuỗi ngành, ông Cui nói. Ông cũng đề xuất châu Âu sử dụng các giải pháp đối thoại, thay vì thúc đẩy các quy định phân biệt đối xử nhắm vào các công ty Trung Quốc.

“Trong bối cảnh tình hình quốc tế phức tạp và đầy biến động, thế giới cần những cây cầu và những con đường hơn là những bức tường. Trung Quốc và EU nên chung tay vì sự phát triển và thịnh vượng, đồng thời thúc đẩy hợp tác quốc tế và sự tiến bộ của con người”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ninh cho biết hôm 14.9.

Thế giới - EU sẽ gặp khó nếu từ bỏ nguyên liệu thô từ Trung Quốc (Hình 2).

EU và Trung Quốc là đối tác kinh tế và thương mại quan trọng_Ảnh: thatsmags

Theo bà Mao, Trung Quốc và EU là những đối tác kinh tế và thương mại quan trọng, và là lực lượng quan trọng trong việc xây dựng nền kinh tế mở cửa cho thế giới. Bà cũng nhấn mạnh rằng bất chấp tác động của đại dịch, hợp tác kinh tế và thương mại Trung Quốc-EU đã cho thấy khả năng phục hồi và sức sống mạnh mẽ.

Năm 2021, kim ngạch thương mại song phương giữa Trung Quốc và EU tăng lên hơn 820 tỷ USD, một con số cao kỷ lục. Trong nửa đầu năm 2022, kim ngạch thương mại giữa 27 thành viên EU và Trung Quốc là 413,9 tỷ Euro, tăng 28,3% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nguyễn Tuyết (Theo Global Times, SCMP, DW)

Đức đóng góp 43% lượng vốn FDI vào Trung Quốc trong 4 năm

Thứ 5, 15/09/2022 | 19:24
Đức, Hà Lan, Anh và Pháp chiếm 87% lượng vốn đầu tư vào Trung Quốc trong 4 năm qua, tăng 18% so với thập kỷ trước.

Châu Âu đang nhập tới 98% nguyên liệu thô từ Trung Quốc

Chủ nhật, 21/08/2022 | 06:00
Các quốc gia châu Âu, đặc biệt là Anh và Đức, hiện đang nỗ lực hết sức nhằm giảm sự phụ thuộc vào nguồn cung nguyên liệu thô từ thị trường Trung Quốc.

Trung Quốc “kém hấp dẫn hơn” với doanh nghiệp EU

Thứ 6, 06/05/2022 | 11:29
78% doanh nghiệp châu Âu được khảo sát bày tỏ rằng Trung Quốc là "một điểm đến đầu tư kém hấp dẫn hơn" do các quy định nghiêm ngặt về Covid-19 tại nước này.
Cùng tác giả

“Đầu tư công là động lực chính cho tăng trưởng kinh tế năm 2023”

Thứ 2, 16/10/2023 | 09:00
Giám đốc Quốc gia ADB tại Việt Nam nhận định, việc tăng tốc chi tiêu của Chính phủ có thể coi là sự kích cầu được mong đợi trong các tháng còn lại của năm 2023.

ADB bổ nhiệm Phó Chủ tịch phụ trách Đông Á, Đông Nam Á và Thái Bình Dương

Thứ 6, 22/09/2023 | 15:03
Phó Chủ tịch mới của ADB từng đảm nhiệm nhiều vai trò quan trọng và làm việc với nhiều quan chức chính phủ cấp cao trên khắp châu Á và Thái Bình Dương.

Thách thức đối với người đi vay ở khu vực Đông Á mới nổi

Thứ 2, 11/09/2023 | 16:13
Chính phủ và ngân hàng trung ương ở khu vực Đông Á mới nổi cần cảnh giác để phòng ngừa những rủi ro tài chính tiềm tàng gắn với các mức lãi suất cao hơn, theo ADB.

ADB chi 14 triệu USD phát triển hệ thống điện mặt trời áp mái Việt Nam

Thứ 2, 11/09/2023 | 11:24
Đây là khoản tài trợ đầu tiên của ADB trong danh mục đầu tư điện mặt trời áp mái dành cho phân khúc kinh doanh và sản xuất tại Việt Nam.

Cổ phiếu VinFast lấy lại sắc xanh sau 3 phiên sụt giảm

Thứ 3, 22/08/2023 | 07:38
Cổ phiếu VinFast đóng cửa giảm 23% xuống mức 15,40 USD/cổ phiếu hôm 18/8, đánh dấu phiên sụt giảm thứ ba liên tiếp sau khi ra mắt hoành tráng ở Phố Wall.
Cùng chuyên mục

Nga tấn công mạnh ở Volchansk, Ukraine buộc phải bổ sung 10 tiểu đoàn và nhiều khí tài

Thứ 2, 20/05/2024 | 14:00
Các đơn vị Ukraine đang tăng cường phòng thủ “để cải thiện tình hình chiến thuật”, nhưng những nỗ lực này vẫn chưa mang lại kết quả như mong muốn.

Tổng thống Iran Ebrahim Raisi thiệt mạng trong vụ rơi máy bay

Thứ 2, 20/05/2024 | 11:43
Truyền thông Iran xác nhận “tất cả hành khách trên trực thăng chở Tổng thống và Bộ trưởng ngoại giao Iran đều tử nạn”.

Giá dầu tiếp đà tăng sau tin tức rơi trực thăng chở Tổng thống Iran

Thứ 2, 20/05/2024 | 11:28
Vụ tai nạn máy bay trực thăng và sự không chắc chắn về số phận của Tổng thống Iran Ebrahim Raisi xảy ra trong bối cảnh căng thẳng âm ỉ ở Trung Đông.

Phái đoàn Mỹ gặp mặt ông Netanyahu, Israel không kích toàn Gaza

Thứ 2, 20/05/2024 | 11:23
Mỹ tiếp tục hối thúc Israel thực hiện chiến dịch quân sự một cách tập trung hơn.

Tổng thống Iran gặp tai nạn rơi máy bay trực thăng, lực lượng cứu hộ tiếp tục tìm kiếm

Thứ 2, 20/05/2024 | 11:03
Tổng thống Iran Ebrahim Raisi và Ngoại trưởng Iran gặp tai nạn rơi máy bay. Các nhóm cứu hộ vẫn đang gặp khó khăn trong việc di chuyển tới khu vực xảy ra tai nạn.
     
Nổi bật trong ngày

Ông Putin xin lỗi đã làm phiền người dân Cáp Nhĩ Tân

Chủ nhật, 19/05/2024 | 06:00
Tổng thống Nga đã xin lỗi người dân về các biện pháp an ninh nghiêm ngặt được triển khai trong thời gian ông ở thăm. Ông Putin nói đùa: “Chúng tôi sẽ rời đi sớm”.

Báo Đức nói về hậu quả tốn kém từ cuộc xung đột Nga-Ukraine

Thứ 2, 20/05/2024 | 06:00
Các nước phương Tây vừa phải tăng cường viện trợ quân sự cho Ukraine, vừa phải tăng cường phòng thủ với mức độ “chưa từng có tiền lệ” kể từ Thế chiến II.

Tổng thống Iran Ebrahim Raisi thiệt mạng trong vụ rơi máy bay

Thứ 2, 20/05/2024 | 11:43
Truyền thông Iran xác nhận “tất cả hành khách trên trực thăng chở Tổng thống và Bộ trưởng ngoại giao Iran đều tử nạn”.

Nga tấn công mạnh ở Volchansk, Ukraine buộc phải bổ sung 10 tiểu đoàn và nhiều khí tài

Thứ 2, 20/05/2024 | 14:00
Các đơn vị Ukraine đang tăng cường phòng thủ “để cải thiện tình hình chiến thuật”, nhưng những nỗ lực này vẫn chưa mang lại kết quả như mong muốn.

Gã khổng lồ hàng không châu Âu trình làng mẫu “máy bay lai trực thăng”

Chủ nhật, 19/05/2024 | 06:15
Thiết kế độc đáo này có thể được sử dụng trong phát triển hàng không quân sự khi NATO tiến hành một nghiên cứu lớn về máy bay trực thăng thế hệ tiếp theo.