Vào tháng 3/2011 vừa qua, giá điện đã tăng tới 15,258% theo đề nghị của EVN.
Tuy nhiên, EVN cho biết sau khi tăng giá EVN vẫn lỗ khoảng 30.000 tỷ đồng do phải mua điện giá cao từ một số nhà máy điện độc lập, điều chỉnh tỷ giá... và phải đầu tư vào nhiều lĩnh vực như chứng khoán, ngân hàng, bất động sản. EVN cho rằng tập đoàn đang hết sức khó khăn khi số lỗ cứ chồng chéo qua các năm.
EVN giải thích việc tăng giá lần này là để đảm bảo tính đúng tính đủ chi phí giá thành điện, đảm bảo có tiền đầu tư và giảm lỗ.
Tuy nhiên, bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ trong văn bản gửi bộ trưởng Công thương - Vũ Huy vào tháng 9/2011 mới đây đã nêu rõ, với tình hình hiện tại, việc điều chỉnh giá điện không nên tiến hành liên tục theo các quý để tránh những tác động tiêu cực. EVN cần phối hợp với Liên bộ Tài chính Công thương xây dựng phương án tổng thể về giá điện.
Ông Huệ nhấn mạnh, trong quá trình xây dựng giá điện cần đánh giá tác động cụ thể của giá điện đối với đời sống kinh tế, xã hội và một số ngành nghề chủ yếu của nền kinh tế. Trên những cơ sở này, Liên bộ sẽ báo cáo Thủ tướng xem xét quyết định.
EVN cho rằng tập đoàn đang hết sức khó khăn khi số lỗ cứ chồng chéo qua các năm (ảnh: DT) |
Ngoài ra, trong văn bản nêu trên, ông Huệ còn đưa ra những giải pháp EVN nên làm để giải quyết những tình trạng trước mắt. EVN cần rà soát các khoản chi phí để thực hiện việc tiết giảm hợp lý. Bên cạnh đó, tập đoàn này cần hạch toán minh bạch chi phí giữa các khâu sản xuất và phân phối điện, đồng thời tuyên truyền vận động để người tiêu dùng nâng cao ý thức tiết kiệm điện.
Theo Quyết định 24 của Chính phủ và Thông tư của Bộ Công thương, EVN sẽ báo cáo Bộ Công thương và được quyền tự động điều chỉnh giá điện khi 3 yếu tố đầu vào cơ bản là nhiên liệu, tỷ giá và cơ cấu sản lượng điện phát thiên đổi trong 3 tháng liên tiếp ở mức dưới 5%.
Trước những ý kiến của ông Huệ gửi đến bộ trưởng Bộ Công thương, EVN đã không tự quyết định tăng giá mà phải đưa ra đề xuất tăng giá điện 13% như trên đến Bộ Công thương.
Phi Long