EVN kêu gặp khó vì giá điện giữ nguyên suốt 4 năm

Nguyễn Thu Huyền

Nguyễn Thu Huyền

Thứ 4, 08/03/2023 10:52

Giá nhiên liệu đầu vào sản xuất điện tăng đột biến từ đầu năm 2022 trong khi giá điện bán lẻ vẫn duy trì từ 2019 đến nay khiến EVN không đảm bảo cân bằng tài chính.

EVN vừa công bố tình hình hoạt động tháng 2 và 2 tháng đầu năm 2023. Trong tháng 2/2023, sản lượng điện sản xuất toàn hệ thống đạt 20,22 tỷ kWh, tăng 9,4% so với cùng kỳ năm 2022. Lũy kế 2 tháng đầu năm, sản lượng điện sản xuất toàn hệ thống đạt 38,61 tỷ kWh, giảm 2% so với cùng kỳ.

Sản lượng điện truyền tải tháng 2/2023 đạt 16,1 tỷ kWh. Lũy kế 2 tháng năm 2023, sản lượng điện truyền tải tập doàn đạt 30,53 tỷ kWh, tăng 0,2% so cùng kỳ năm trước.

Cũng theo EVN, trong tháng 2/2023, tập đoàn và các đơn vị thành viên tiếp tục tập trung thi công các dự án thủy điện Hòa Bình mở rộng, Ialy mở rộng, nhiệt điện Quảng Trạch 1.

Riêng dự án thủy điện Trị An mở rộng hiện đang chờ được các cơ quản quản lý nhà nước có thẩm quyền và UBND tỉnh Đồng Nai phê duyệt chủ trương đầu tư dự án. Dự án thủy điện tích năng Bác Ái đang được tiếp tục hoàn thiện thiết kế kỹ thuật giai đoạn 2.

Về lưới điện, trong 2 tháng đầu năm năm 2023, EVN và các đơn vị đã khởi công 7 công trình và hoàn thành đóng điện, đưa vào vận hành 11 công trình lưới điện từ 110 kV đến 500 kV.

Trong báo cáo cáo, EVN cho biết, do giá nhiên liệu đầu vào sản xuất điện tăng cao đột biến từ đầu năm 2022, trong khi giá điện bán lẻ vẫn duy trì từ 2019 đến nay làm tình hình tài chính EVN gặp rất nhiều khó khăn, không đảm bảo cân bằng tài chính.

Hồ sơ doanh nghiệp - EVN kêu gặp khó vì giá điện giữ nguyên suốt 4 năm

Giá nhiên liệu đầu vào sản xuất điện tăng đột biến từ đầu năm 2022 trong khi giá điện bán lẻ vẫn duy trì từ 2019 đến nay khiến EVN gặp nhiều khó khăn về tài chính.

Theo Quyết định 02 được Chính phủ ban hành, từ ngày 3/2/2023, khung giá bán lẻ điện bình quân (chưa gồm thuế VAT) tối thiểu là 1.826,22 đồng/kWh và giá tối đa là 2.444,09 đồng/kWh. So với mức khung cũ được quy định tại Quyết định 34/2017, giá tối thiểu tăng 220 đồng, giá tối đa tăng 538 đồng/kWh.

Khung giá bán lẻ điện bình quân - là mức sàn và trần để Chính phủ quy định giá bán lẻ điện bình quân. Khung này cùng với kết quả kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện 2022 sẽ là cơ sở để Bộ Công Thương ra quyết định về giá bán lẻ điện bình quân sẽ áp dụng năm nay.

Giá bán lẻ điện bình quân - là căn cứ để tính toán giá bán lẻ điện sinh hoạt, sản xuất cho người dân, doanh nghiệp - hiện vẫn là 1.864,44 đồng/kWh. Mức này áp dụng từ năm 2019 đến nay.

Những diễn biến này cũng được cho là sẽ hỗ trợ tích cực cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp ngành điện, đặc biệt là giúp giảm lỗ cho EVN khi tập đoàn này báo lỗ tới 31.000 tỷ đồng trong năm 2022.

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.