Nghiên cứu này được công bố trên tờ Journal of Social Psychology do các nhà nghiên cứu từ ĐH QueenSland thực hiện. Họ đã khảo sát 138 người dùng Facebook để tìm ra sự liên quan giữa Facebook và stress. Kết quả là họ thấy lượng hormone cortisol (có chức năng chống stress) bị giảm đi rõ rệt sau 5 ngày không dùng Facebook.
Người đứng đầu cuộc nghiên cứu này, Eric Vanman nói: "Trong khi những người tham gia thử nghiệm này có xu hướng cải thiện về mặt tinh thần sau khi cai Facebook, họ cũng trở nên ít vui vẻ đi. Mọi người cảm thấy bất mãn với cuộc sống của họ và thường có xu hướng quay lại sử dụng Facebook”.
Những người tham gia thử nghiệm không nhận ra mức độ suy giảm hormone mà họ trải qua. Họ nói họ vẫn thấy stress như khi cai Facebook tạm thời. Một nghiên cứu khác được đăng tải trên tạp chí Computers in Human Behavior vào 5/2017 do Renwen Zhang, nhà nghiên cứu thuộc Nortwestern University thực hiện.
Zhang đã khảo sát 560 tài khoản Facebook của những sinh viên đang học tại trường này để tìm hiểu về những sự kiện có tính căng thẳng cao và quá trình sử dụng Facebook của họ. Zhang thấy các sinh viên nhận được sự giúp đỡ của bạn bè trên Facebook khi chia sẻ thông tin hoặc vấn đề của họ.
Đó có thể là những lời khuyên, lời động viên hoặc đề nghị giúp đỡ. Những điều này giúp nhiều sinh viên cảm thấy được giúp đỡ, bớt cô đơn nên bớt trầm cảm hơn. Zhang đi đến kết luận là sinh viên có thể nhờ Facebook mà đương đầu được với căng thẳng.
Như vậy, trong một chừng mực nào đó, Facebook thực sự giúp đương đầu với stress. Tuy nhiên, Facebook cũng đồng thời gây ra stress với một số không nhỏ những người dùng khác do tính rộng mở, tự do về ngôn ngữ và hiệu ứng đám đông của nó. Có hại hay có lợi một phần còn phụ thuộc vào cách sử dụng Facebook của mỗi người.