Công cụ này sẽ yêu cầu người dùng cung cấp thêm các ngữ cảnh về câu chuyện nhằm hạn chế các nội dung sai lệch.
Sau một năm thử nghiệm, công ty đã nhận ra rằng phương pháp đấu tranh chống Fake news cũ đã không còn hiệu quả, thậm chí còn khiến nhiều thông tin quan trọng bị loại bỏ. Cách tiếp cận trước đó cũng khá chậm chạp, phải mất tới 3 ngày để đánh giá và 2 nhân viên kiểm tra thực tế. Tuy nhiên, kết quả chỉ có thể xác định “sai” chứ không có “một phần sai” hoặc “chưa được chứng minh”.
Facebook đã bắt đầu thử nghiệm công cụ mới từ đầu năm nay và đã cho thấy hiệu quả cao hơn.
Công ty cũng cho biết, việc sửa chữa nội dung một bài viết có thông tin sai lệch có thể làm giảm đáng kể nhận thức sai lầm. Bằng cách bổ sung thêm các thông tin có liên quan sẽ giúp cho người dùng có một cách nhìn đa chiều hơn. “Sử dụng ngôn ngữ không thiên vị và không phán xét giúp chúng ta xây dựng câu chuyện với những người có quan điểm khác nhau”, Facebook cho biết.
Theo đó, họ cũng đã đặt các huy hiệu nổi bật bên cạnh mỗi thông tin phải kiểm tra thực tế để người dùng có thể xác định nguồn.
Theo Facebook, hầu hết các thông tin giả mạo được đăng tải trên nền tảng của họ đều có động cơ về tài chính nhằm dụ người dùng nhấp chuột vào các website quảng cáo. Công ty này cũng ghi nhận họ đang có tiến bộ vượt bậc trong việc ngăn chặn sự lây lan của tin tức giả mạo bằng cách cắt giảm lưu lượng truy cập của chúng đến 80%.
Theo Theverge