Mới đây, theo tờ Guardian, Facebook đã xóa một bài đăng của nhà báo người Na Uy Tom Egeland với tiêu đề "7 bức ảnh làm thay đổi bộ mặt của chiến tranh". Sau đó, Espen Egil Hansen - tổng biên tập của tờ báo lớn nhất Na Uy - Aftenposten đã đăng tải lên trang nhất của báo này một bức thư gửi tới CEO Facebook Mark Zuckerberg.
Việc Facebook xóa bức ảnh này đã gây ra phản ứng dữ dội từ những người dùng mạng.
Theo The Guardian, phát ngôn viên của Facebook ban đầu nói rằng, bức ảnh này mang tính biểu tượng, rất khó để vạch rõ ranh giới giữa ảnh khỏa thân trẻ em hay không. Vì thế, họ đang cố gắng tìm ra sự cân bằng giữa việc cho phép mọi người vừa có thể thể hiện bản thân mình, vừa có thể chấp hành đúng các giá trị cộng đồng mà họ đã đề ra.
Thậm chí, Julia Carrie Wong của tờ Guardian còn cho biết, bức hình đã bị một người dùng trên Facebook báo vi phạm nội dung. Sau đó một đội ngũ kiểm duyệt Facebook đã xóa nó đi.
Chính vì hành vi này mà Julia Carrie Wong của tờ Guardian cho rằng đây là hành vi cố tình của nhân viên Facebook vì nó không được xóa tự động bởi các thuật toán.
Facebook đã phải thừa nhận việc tác phẩm đoạt giải Pulitzer đó không phải sản phẩm khiêu dâm.
Việc xóa bức ảnh "Em bé Napalm" vì cho rằng giống ảnh khiêu dâm của facebook đã gặp phải sự phản ứng dữ dội từ mạng xã hội. Hầu hết mọi người đều không thể tin nổi facebook có nhận thức và hành động quái đản đến thế.
Nhiều bạn đọc cho, ảnh khỏa thân của bé Kim Phúc 9 tuổi bị phỏng nặng vì bom napalm là chứng tích tố cáo tội ác tàn bạo của chiến tranh lại được xem là khiêu dâm và bị xóa ảnh quá vô lý.
Tuy nhiên, cho tới chiều qua, Facebook đã quyết định khôi phục lại những hình ảnh đã xóa, cùng với những đăn