Christopher Wray, Giám đốc FBI cho biết, con số này chỉ chiếm phân nửa số thiết bị mà cơ quan này nhắm tới.
Đây không phải là lần đầu tiên chúng ta nghe về những thất bại của FBI khi cố gắng thu thập dữ liệu điện thoại từ người dùng trong các cuộc điều tra. Năm ngoái, Apple đã từ chối cơ quan này tiếp cận iPhone của một tay súng trong một vụ tấn công khủng bố ở San Bernardino. FBI chỉ thành công sau khi có sự trợ giúp của một bên thứ ba giấu tên.
Theo các chuyên gia về an ninh mạng, việc mã hóa dữ liệu trên điện thoại chắc chắn sẽ có những cản trở nhất định với việc thu thập thông tin của các cơ quan thực thi pháp luật. Tuy nhiên, đó là thực tế của cuộc sống và vấn đề này hiện đang còn rất nhiều tranh cãi.
Trước đó, tại Hội nghị hiệp hội các Tổng trưởng cảnh sát Quốc tế vào chủ nhật vừa qua, Wray gọi việc mã hóa thiết bị là một vấn đề rất lớn, ảnh hưởng đến việc điều tra tội phạm liên quan ma túy, bắt cóc trẻ em, khủng bố,... Vì vậy, cần phải đưa ra các công cụ cần thiết để giữ an toàn cho công chúng.
Chính phủ Úc và Anh cũng đã có những can thiệp vào vấn đề mã hóa dữ liệu điện thoại cá nhân, không chỉ cho các thiết bị mà còn các dịch vụ nhắn tin như WhatsApp và Telegan vì cho rằng chúng can thiệp vào việc điều tra tội ác, thúc đẩy các hoạt động liên quan đến khủng bố.
Hồi tháng 6, Thủ tướng Úc Malcolm Turnbull đã kêu gọi các công ty công nghệ cao linh hoạt hơn trong việc chống lại các nội dung liên quan đến khủng bố trên nền tảng của họ. Điều này xảy ra sau lời kêu gọi của Thủ tướng Anh Theresa May tại hội nghị Thượng Đỉnh G7, sau cuộc tấn công khủng bố vào Manchester hồi tháng 5.
Đ.Huệ