Gaddafi, cả đời vinh quang, chết trong ống cống?

Gaddafi, cả đời vinh quang, chết trong ống cống?

Thứ 6, 28/12/2012 00:00

Đài truyền hình AlJazeera đã quay lại được những hình ảnh về một người đàn ông được cho là cựu Tổng thống Gaddafi. Trong đoạn ghi hình, người đàn ông này đang nằm như đã chết hoặc là bị thương rất nặng, máu chày từ đầu và bị lột trần đến bụng. Nếu những hình ảnh trên được chứng minh là xác thực thì có vẻ như cựu Tổng thống Gaddafi huy hoàng một thời đã chết rất thảm.

Đoạn băng cũng cho thấy, một số lượng lớn các chiến binh thuộc Hội đồng chuyển tiếp Quốc gia Libya (NTC) hét lên một cách phấn kích xung quanh một thi thể mặc bộ đồ kaki với máu chảy đầy mặt và cổ. Một đoạn băng khác ghi lại hình ảnh thi thể được cho là của ông Gaddafi bị lôi đi trên các con đường ở thành phố Sirte.

Về cái chết của cựu lãnh đạo Lybia này, còn có nhiều nguồn thông tin khác nhau.

Hãng tin Sky News dẫn nguồn từ Hội đồng Dân tộc quá độ cho hay ông Gaddafi và các trợ tá tìm cách tháo chạy, sau đó giao tranh xảy ra và ông Gaddafi bị bắn chết.
Sky News cho biết khi ông Gaddafi bị giết, chỉ có nguyên Bộ trưởng Quốc phòng Abu Bakr Yunis ở cạnh ông và ông này cũng bị bắn chết. Hãng tin BBC (Anh) lại nói có ba trợ tá bị bắn chết cùng ông Gaddafi.

Thế giới - Gaddafi, cả đời vinh quang, chết trong ống cống?
Nơi được cho là tìm thấy ông Gaddafi trước khi chết

Trong khi đó, Bộ trưởng Thông tin của chính phủ lâm thời Mahmoud Shammam xác nhận ông Gaddafi bị bắn chết trong chiến sự ở quận số 2 của TP Sirte. Tư lệnh Abdel-Basit Haroun nói với hãng tin AP ông Gaddafi bị tiêu diệt khi máy bay NATO đánh trúng đoàn xe tháo chạy khỏi Sirte.

Còn theo hãng tin BBC, một binh sĩ NTC tự nhận là người bắt giữ Gaddafi cho biết đã phát hiện ra ông này trong một cái hố. Khi hai bên chạm mặt nhau, Gaddafi luôn miệng kêu: "Xin đừng bắn! Xin đừng bắn!". Tuy nhiên, nhiều người đặt câu hỏi, liệu một vị đại tá quân đội với quá khứ huy hoàng như ông Gaddafi khi đối diện với cái chết cũng phải “rùng mình” như thế?

Khác với cái chết quá thảm thương, người dân Lybia lại nhớ đến 42 năm cầm quyền đầy vinh quang của nhà lãnh đạo này.

Gaddafi lên nắm quyền lãnh đạo Lybia sau một cuộc đảo chính năm 1969 khi mới 27 tuổi. Ông giữ chức Chủ tịch Hội đồng Chỉ huy Cách mạng và còn thêm danh hiệu Thủ tướng Lybia năm 1970, nhưng ngừng giữ chức vụ này từ năm 1972.

Không giống các nhà cách mạng quân sự khác, Gaddafi không tự thăng mình lên hàm tướng khi nắm quyền, mà chấp nhận một nghi lễ thăng chức từ đại úy lên đại tá và vẫn giữ cấp hàm này cho đến ngày nay. Tuy theo kiểu cấp hàm phương Tây, một đại tá không thích hợp cai trị quốc gia và là Tổng tư lệnh quân đội, nhưng theo Gaddafi, xã hội Libya được “cai quản bởi nhân dân”, vì thế ông không cần thêm danh hiệu phô trương.

Thế giới - Gaddafi, cả đời vinh quang, chết trong ống cống? (Hình 2).
Xác chết này đã bị kéo lê trên đường phố

Năm 1977, Gaddafi quyết định sáng chế ra hình thức chính phủ mới - chuyển từ Cộng hòa sang Jamahiriya (nhà nước đại chúng). Trên lý thuyết, Libya trở thành nhà nước dân chủ trực tiếp được nhân dân quản lý thông qua hội đồng nhân dân địa phương và các xã. Đỉnh cơ cấu là Đại hội Nhân dân, mà Gaddafi là tổng thư ký.

Tuy nhiên, chỉ sau 2 năm, Gaddafi rời bỏ mọi chức vụ trong chính phủ để tương thích với triết học theo chủ nghĩa quân bình mới. Tuy không giữ chức vụ nào, nhưng ai cũng hiểu Gaddafi nắm quyền gần như tuyệt đối.

Trong thời gian gần 42 năm nắm quyền, ông Gaddafi đã tạo ra một hệ thống chính quyền của riêng mình, hỗ trợ các nhóm vũ trang cực đoan khác nhau như nhóm IRA ở Bắc Ireland và nhóm Sayyaf Abu ở Philippines. Ông cũng là người đã cầm quyền một chính phủ có thể được xem là chế độ độc tài, độc đoán và tàn bạo nhất Bắc Phi.

Về sở thích riêng, Gaddafi cũng… khác người. Mặc dù những quan điểm của ông về sự thống nhất chính trị và quân sự của châu Phi đã nhận được sự hồi đáp khá thờ ơ từ các chính phủ châu Phi khác, song ngày 29/8/2008, Gaddafi đã tổ chức một buổi lễ lớn tại Benghazi trong đó ông tự trao cho mình danh hiệu “Vua của mọi nhà Vua của châu Phi”. Ông cũng có thói quen đòi hỏi kỳ quái mỗi khi du hành ra nước ngoài như thường đòi dựng lều Bedouin ở ngoài một công viên…

Ngày 26/2/2011, HĐBA LHQ đã nhất trí áp đặt lệnh cấm nhập cảnh và phong tỏa tài sản đối với nhà lãnh đạo Libya Gaddafi và gia đình, đồng thời cấm vận vũ khí đối với Libya. Nghị quyết của HĐBA còn yêu cầu đưa ngay lập tức vụ trấn áp đẫm máu những người biểu tình chống chính phủ ở Libya lên Tòa án Hình sự Quốc tế ở La Hay. Tuy nhiên, trước lúc chết, nhà lãnh đạo Libya vẫn không cho thấy dấu hiệu của sự nhượng bộ, thậm chí ông còn thề sẽ chiến đấu tới giọt máu cuối cùng.

Thủy Bình


Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.