Gần 350 tỷ đồng đầu tư xây dựng xã hội học tập

Gần 350 tỷ đồng đầu tư xây dựng xã hội học tập

Thứ 3, 15/01/2013 10:57

Đề án xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012 – 2020, mới đây được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Ngân sách Nhà nước dành cho đề án này là 340 tỷ đồng. Bộ GD&ĐT là cơ quan thường trực, giúp Thủ tướng tổ chức triển khai thực hiện Đề án.

Theo đó, đến năm 2020 có 100% cán bộ, công chức, viên chức tham gia các chương trình học tập nâng cao trình độ ứng dụng CNTT đáp ứng yêu cầu vị trí việc làm; 40% cán bộ, công chức, viên chức có trình độ ngoại ngữ bậc 2 và 20% có trình độ bậc 3. Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tay nghề để lao động có hiệu quả hơn, hoàn thành nhiệm vụ tốt hơn. 95% cán bộ cấp xã có trình độ chuyên môn theo chuẩn quy định. Phấn đấu 50% học sinh, sinh viên được học kỹ năng sống tại các cơ sở giáo dục...

Xã hội - Gần 350 tỷ đồng đầu tư xây dựng xã hội học tập
Dự án xây dựng xã hội học tập được quan tâm đầu tư (Ảnh: Phan Chính)

Mục tiêu đến năm 2015 sẽ có 96% người trong độ tuổi từ 15-60 và 98% trong độ tuổi từ 15-35 biết chữ. Đối với các tỉnh thuộc khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ, tỷ lệ tương ứng là 90% và 92%; 80% người biết chữ tiếp tục học tập và không mù chữ trở lại; 100% tỉnh, thành phố củng cố vững chắc kết quả phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, kết quả phổ cập giáo dục THCS. Đặc biệt ưu tiên xóa mù chữ cho phụ nữ, trẻ em gái, người dân tộc thiểu số ở vùng khó khăn; phấn đấu tỷ lệ biết chữ cân bằng giữa nam và nữ.

Hàng năm, tăng dần tỷ lệ học sinh, sinh viên và người lao động tham gia học tập các chương trình giáo dục kỹ năng sống để xây dựng cuộc sống cá nhân và cộng đồng ngày càng hạnh phúc hơn. Trong đó, phấn đấu 30% học sinh, sinh viên được học kỹ năng sống tại các cơ sở giáo dục.

Những nhiệm vụ, giải pháp được đưa ra nhằm thực hiện các mục tiêu của Đề án, gồm: Nâng cao nhận thức về mục đích, ý nghĩa, vai trò, lợi ích của việc xây dựng xã hội học tập; tổ chức các hoạt động học tập suốt đời thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, thư viện, bảo tàng, nhà văn hóa, câu lạc bộ; củng cố, phát triển mạng lưới các cơ sở giáo dục như các trung tâm học tập cộng đồng, TTGDTX, các cơ sở giáo dục chính quy làm nhiệm vụ GDTX, các cơ sở giáo dục khác, đẩy mạnh hình thức học từ xa, qua mạng, triển khai các biện pháp hỗ trợ người học nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả học tập suốt đời, xây dựng cơ chế phối hợp giữa các cấp, các ngành, các tổ chức, doanh nghiệp trong quá trình xây dựng xã hội học tập; tăng cường hợp tác quốc tế.

Nguyên An

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.