Siêu tiền đạo của nước Anh
Lineker là một trong những tiền đạo người Anh xuất sắc nhất trong lịch sử, không có gì phải nghi ngờ về điều đó. Chẳng phải ngẫu nhiên mà trong danh sách những cây làm bàn tốt nhất của đội bóng xứ Sương mù, Lineker với 48 bàn thắng đang đứng thứ 2, chỉ sau mỗi Sir Bobby Charlton (49). Nhưng xét về hiệu suất làm bàn, Lineker còn tốt hơn so với Sir Charlton. Bởi Lineker chỉ chơi 80 trận cho ĐT Anh, trong khi con số này với Sir Charlton lên tới 106.
Có thể Totteham là CLB lớn nhất của Anh mà Lineker từng khoác áo. Nhưng nên nhớ, ông từng chơi cho Barcelona. Và không phải tài năng nào của Vương quốc Anh cũng có thể thi đấu thành công tại Barca như Lineker. Điển hình là trường hợp của Mark Hughes - người phải cuốn gói khỏi “Azulgrana” chỉ sau 1 mùa. Ngay mùa đầu tiên, Lineker đã ghi 21 bàn sau 42 trận cho CLB chủ sân Nou Camp. Lineker chỉ đánh mất mình khi Terry Venables ra đi rồi Johan Cruyff đến và xếp ông chơi ở cánh phải.
Cho đến giờ, Lineker vẫn là cầu thủ Anh có nhiều pha lập công nhất trong các giải World Cup với 10 lần nổ súng. Ông cũng là người Anh duy nhất từng có vinh dự đoạt danh hiệu Vua phá lưới tại một kì đại hội bóng đá thế giới (World Cup 1986, với 6 bàn). Bởi thế nên cựu HLV ĐT Anh - Venables mới gọi Lineker là siêu tiền đạo của nước Anh, trong một buổi phỏng vấn vào năm 1990.
Trở thành ông chủ vũ trường
|
Những nhân viên xinh tươi của Funky Monkey |
Năm 1994, Lineker quyết định treo giày sau 2 năm chơi bóng tại Nhật Bản cho Nagoya Grampus Eight. Ông đồng ý làm BLV cho 3 hãng truyền hình là BBC, Al Jazeera Sports và Eredivisie Live. Song cựu cầu thủ sinh năm 1960 chỉ làm việc này cho vui. Chứ nguồn thu nhập chính của ông đến từ công việc kinh doanh vũ trường thoát y.
Quãng thời gian thi đấu tại xứ sở Mặt trời dạy cho Lineker khá nhiều về tinh thần võ sỹ đạo (Samurai), cho ông biết vẻ đẹp của hoa anh đào, của nũi Phú Sỹ, và cũng gợi ý cho Lineker về một mô hình kinh doanh siêu lợi nhuận. Thập kỷ 1990 thế kỷ trước được người ta gọi là “thập kỷ mất mát” đối với nước Nhật Bản. Bởi, giai đoạn đó tốc độ tăng trưởng kinh tế của Nhật thấp hẳn đi, sau khi bong bóng bất động sản vỡ vào khoảng đầu thập niên 90. Thế nhưng, mô hình kinh doanh tửu quán thoát y không rơi vào vòng xoáy đó.
Lineker từng được các đồng đội dẫn tới một tửu quán thoát y danh tiếng tại Thủ đô Tokyo chơi. Ông thực sự bất ngờ bởi dù đang gặp những khó khăn về kinh tế, những quý ông người Nhật vẫn chẳng ngại ngùng đưa một đống tiền boa cho những cô gái xinh đẹp, phấn son kĩ càng đang mua vui cho họ.
Quy trình hoạt động của những tửu quán thoát y như thế này này rất đơn giản. Họ kinh doanh chủ yếu là rượu Sake và những món ăn truyền thống của Nhật Bản. Những thực khách tới đây ngoài được ăn, được uống còn được xem những cô gái trẻ trung, trắng trẻo và hấp dẫn với những bộ ngực căng tràn sức sống dần dần cởi bỏ xiêm y của mình ngay trước mắt.
Trên tường của quán có một biển khá to với dòng chữ: “Ai hài lòng thì ném tiền vào boa cho nhân viên, không ném cũng chẳng sao”. Nhưng không có ai là không ném cả, thậm chí còn ném nhiều. Cứ mỗi cuối tuần, quán này còn có thêm chương trình bán đấu giá những cô gái của họ. Ai trả giả cao nhất sẽ được một đêm vui vẻ tới bến trên giường với mỹ nữ ấy.
Thấy mô hình kinh doanh của tửu quán thoát y tại Nhật Bản quá hay, Lineker khi trở về Anh ấp ủ ý định kinh doanh theo mô hình tương tự. Cuối cùng, ông quyết định mở một vũ trường thoát y. Ở đây không bán đồ ăn như những tửu quán ở Nhật Bản mà chỉ bán rượu, những loại rượu mạnh và có khả năng kích thích tốt nhất đối với các quý ông. Tất nhiên, không thể thiếu những vũ nữ vừa nhảy múa những điệu sexy, vừa thoát y trong tiếng nhạc xập xình.
Vũ trường mà Lineker làm chủ bắt đầu mở cửa từ cuối năm 1995, có tên là Funky Monkey, nằm ở số 1 phố Argyle, London. Sau gần 20 năm hoạt động, nó ngày càng phát triển và vẫn đang mang về cả đống tiền cho Lineker. Với danh tiếng của ông chủ của nó, Funky Monkey thu hút được rất nhiều khách VIP, điển hình là các ngôi sao Premier League như Wayne Rooney, Jermain Defoe, Rio Ferdinand…
Hai ả gái gọi nổi tiếng sau vụ “chơi trò 3 người” với Rooney là Jenny Thompson và Helen Wood cũng từng là nhân viên của vũ trường Funky Monkey. Chính tại đây, họ gặp chân sút đang khoác áo M.U. Để rồi đến năm 2009, cặp “gà móng đỏ” này cùng nhau lên giường với Rooney, sau lưng Coleen (thời điểm đó đang mang thai bé Kai).
Nhờ vũ trường mới cưới được vợ đẹp
Giống như Rooney, năm 2009 cũng là một năm đáng nhớ trong cuộc đời của Lineker. Bởi tháng 9 của năm ấy, ông cưới vợ lần thứ hai. Bà xã của Lineker là cô người mẫu có thân hình bốc lửa Danielle Bux. Lần đầu tiên, Lineker gặp Bux là tại vũ trường Funky Monkey. Nhưng tất nhiên, cô không phải là một vũ nữ thoát y.
Gary Lineker và cô vợ xinh đẹp Danielle Bux |
Bux đến vũ trường do Lineker làm chủ là để đánh ghen, khi người yêu của cô thời bấy giờ là anh chàng mang tên David thường xuyên lui tới đây để chiêm ngưỡng, và tán tỉnh một nhân viên của Lineker có biệt danh là Violet. Bux bước vào với vẻ mặt giận dữ, tát cho Violet một cái trời giáng rồi lôi cổ bạn trai mình ra ngoài. Trên đường đi ra, cô đã làm vỡ rất nhiều cốc trên bàn.
Thế là Lineker lệnh cho bảo vệ giữ Bux lại. Ông muốn cô đền cho mình số cốc bị vỡ và nói lời xin lỗi với Violet. Bởi cô vũ nữ này đâu có tội. Người có lỗi chính là David. Lineker và Bux quen nhau từ hôm ấy. Thấy Bux xinh gái lại tài giỏi, Lineker say như điếu đổ và làm mọi cách để theo đuổi cô. Chán nản với thói trăng hoa của bạn trai cũ, Bux dễ dàng đổ khi bị Lineker cưa.
Cứ thế, tình cảm giữa cặp uyên ương này trở nên sâu đậm và họ quyết định tổ chức đám cưới tại Italia năm 2009. Cho đến nay, Lineker và bà xã vẫn sống hạnh phúc. Họ là một trong những cặp đôi được quan tâm nhất đối với giới truyền thông Anh. Không hề ngẫu nhiên mà trên mạng Twitter, Lineker và vợ mình có tổng cộng hơn 2 triệu người theo dõi (follower).
Theo Bongda.com.vn