Gây thiệt hại cho công ty đến mức nào thì bị sa thải?

Gây thiệt hại cho công ty đến mức nào thì bị sa thải?

Đồng Xuân Thuận

Đồng Xuân Thuận

Thứ 4, 09/09/2020 09:30

Trong quá trình làm việc, người lao động không tránh khỏi những sai sót, song có những hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng cho công ty. Trường hợp nào gây thiệt hại cho công ty thì bị sa thải?

Mặc dù pháp luật hiện hành không có quy định cụ thể thiệt hại nghiêm trọng là như thế nào, tuy nhiên thông qua quy định về bồi thường thiệt hại trong trách nhiệm vật chất, tại khoản 1 Điều 130 Bộ luật Lao động có thể xác định thiệt hại nghiêm trọng là thiệt hại có giá trị từ 10 tháng lương tối thiểu vùng do Chính phủ công bố áp dụng tại nơi người lao động làm việc.

Sa thải là một trong ba hình thức xử lý kỷ luật được pháp luật lao động quy định áp dụng với người lao động vi phạm, bên cạnh hình thức khiển trách và kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng; cách chức.

Đây cũng là hình thức xử lý kỷ luật nặng nhất được người sử dụng lao động áp dụng đối với người lao động vi phạm.

Căn cứ theo quy định tại Điều 126 Bộ luật lao động 2012 về Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải, nếu người lao động có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe doạ gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động thì người sử dụng lao động có thể áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải.

Điều 32 Nghị định 05/2015/NĐ-CP quy định cụ thể trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người lao động vi phạm như sau:

Mức bồi thường tối đa 3 tháng lương thực tế: Người lao động phải bồi thường nhiều nhất là 3 tháng tiền lương ghi trong hợp đồng lao động của tháng trước liền kề trước khi gây thiệt hại khi sơ suất làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị với giá trị thiệt hại thực tế không quá 10 tháng lương tối thiểu vùng áp dụng tại nơi người lao động làm việc.

Việc thực hiện bồi thường bằng hình thức khấu trừ hằng tháng vào lương theo quy định.

Bồi thường một phần hoặc toàn bộ theo giá thị trường: Người lao động khi thuộc một trong các trường hợp dưới đây sẽ chịu mức bồi thường cụ thể.

- Do sơ suất làm hư hỏng dụng cụ thiết bị với giá trị thiệt hại thực tế từ 10 tháng lương tối thiểu vùng trở lên áp dụng tại nơi người lao động làm việc;

- Làm mất dụng cụ, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động hoặc tài sản khác do người sử dụng lao động giao;

- Tiêu hao vật tư quá định mức cho phép của người sử dụng lao động.

Mức bồi thường theo thỏa thuận: Trong trường hợp người lao động gây thiệt hại cho người sử dụng lao động mà có hợp đồng trách nhiệm với người sử dụng lao động thì phải bồi thường theo hợp đồng trách nhiệm.

Trường hợp không phải đền bù: Việc thiệt hại do thiên tai, hỏa hoạn, địch họa, dịch bệnh, thảm họa hoặc do sự kiện xảy ra khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù người sử dụng lao động đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.

Hoàng Mai

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.