GDP Trung Quốc cao hơn kỳ vọng, cơn khủng hoảng liệu đã qua?

GDP Trung Quốc cao hơn kỳ vọng, cơn khủng hoảng liệu đã qua?

Thứ 3, 17/01/2023 | 15:28
0
Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2022 của Trung Quốc ở mức 3%, thấp hơn mục tiêu “khoảng 5,5%” mà từ lâu đã được coi là không thể đạt được do đại dịch Covid-19.

Nền kinh tế Trung Quốc đã tăng trưởng 2,9 trong quý IV/2022, đưa tốc độ tăng trưởng cả năm lên 3% vào năm 2022, theo dữ liệu được Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc (NBS) công bố hôm 17/1.

Mức tăng trưởng quý IV/2022 đã giảm so với mức 3,9% trong quý III, nhưng cao hơn mức 2,1% theo ước tính của Wind, nhà cung cấp dữ liệu Trung Quốc.

Trong cả năm, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Quốc ở mức 121 nghìn tỷ nhân dân tệ (18.000 tỷ USD), tăng nhẹ so với mức 114,37 nghìn tỷ nhân dân tệ vào năm 2021. Con số này cũng cao hơn mức 2,9% mà Wind đặt ra.

Thế giới - GDP Trung Quốc cao hơn kỳ vọng, cơn khủng hoảng liệu đã qua?

GDP Trung Quốc từ 1976 đến 2022. Nguồn: Tổng Cục Thống kê Trung Quốc. Ảnh: Financial Times

Khó khăn chồng chất

Con số tăng trưởng GDP cả năm của Trung Quốc mặc dù cao hơn kỳ vọng, nhưng chỉ cao hơn không đáng kể so với mức 2,3% trong năm 2020, mức thấp nhất kể từ năm 1976. Điều này cho thấy ảnh hưởng nặng nề đại dịch lên quốc gia này.

Trung Quốc đã bỏ lỡ mục tiêu tăng trưởng chính thức ở mức “khoảng 5,5%”, mức thấp nhất trong nhiều thập kỷ.   

Mặc dù nền kinh tế Trung Quốc dự kiến sẽ phục hồi trong năm nay, sau khi nước này mở cửa trở lại với thế giới, nhưng dữ liệu hôm 17/1 đã nêu bật những thách thức mà nó sẽ phải đối mặt trong thời gian tới.

Tăng trưởng GDP quý IV của Trung Quốc không đổi so với quý III và tăng 2,9% so với cùng kỳ năm ngoái, cao hơn kỳ vọng của các nhà phân tích là chỉ tăng 1,6%.

Thế giới - GDP Trung Quốc cao hơn kỳ vọng, cơn khủng hoảng liệu đã qua? (Hình 2).

Ngành xuất khẩu Trung Quốc tiếp tục gặp nhiều khó khăn trong năm 2023 do nhu cầu suy yếu. Ảnh: Global Times

Cuối năm ngoái, chính phủ nước này đã thắt chặt các hạn chế về Covid-19 để đối phó với các đợt bùng phát liên tục ở các thành phố lớn, sau đó đột ngột từ bỏ chính sách này, mở cửa hoàn toàn cho người dân và du khách quốc tế.

Theo các nhà phân tích, Trung Quốc vẫn phải đối mặt với những thách thức về nhiều mặt trong năm nay, đặc biệt là xuất khẩu, khi nhu cầu toàn cầu sụt giảm. Do đó, nước này sẽ dựa nhiều hơn vào tiêu dùng và đầu tư trong nước để vực dậy nền kinh tế.

“Nền kinh tế Trung Quốc đang ở thời điểm then chốt, với sự gián đoạn do chính sách zero Covid kéo dài. Sự đảo ngược đột ngột của chính sách này có khả năng tạo đà cho tăng trưởng theo tiêu chuẩn của Trung Quốc”, ông Eswar Prasad, một chuyên gia tài chính Trung Quốc tại Đại học Cornell cho biết.

“Động lực tăng trưởng sau giai đoạn khó khăn này sẽ phụ thuộc vào mức độ và các biện pháp kích thích mà chính phủ Trung Quốc sử dụng để đưa nền kinh tế trở lại đúng hướng”, ông Prasad cho biết.

Tiềm năng tăng trưởng

Trước Tết Nguyên đán, nhiều du khách Trung Quốc đã thu dọn hành lý, chuẩn bị cho chuyến du lịch quốc tế đầu tiên sau 4 năm sau khi Trung Quốc hạ cấp phản ứng với Covid vào đầu tháng 1. Theo cơ quản quản lý đường sắt Trung Quốc, đợt cao điểm du lịch Tết Nguyên đán dự kiến sẽ chứng kiến 2,09 tỷ lượt hành khách đi lại, gần gấp đôi so với mức năm 2022. Trung Quốc đang khởi đầu năm 2023 với nhiều thuận lợi.

“Chủ đề chính của nền kinh tế Trung Quốc vào năm 2023 là bước ra khỏi mây mù và quay trở lại với tiềm năng tăng trưởng tươi sáng”, theo ông Hu Qimu, Phó Tổng thư ký Diễn đàn hội nhập các nền kinh tế kỹ thuật số Forum 50. Ông Hu dự đoán GDP Trung Quốc có thể tăng 5-5,5% trong năm nay.

Còn theo ông Tao Wang, chuyên gia kinh tế trưởng về Trung Quốc tại ngân hàng đầu tư đa quốc gia UBS cho biết trong một báo cáo rằng tăng trưởng GDP nước này có thể tăng trở lại 4,9% vào năm 2023.

Thế giới - GDP Trung Quốc cao hơn kỳ vọng, cơn khủng hoảng liệu đã qua? (Hình 3).

Trung Quốc dự kiến đón hơn 2 tỷ lượt hành khách đi lại trong dịp Tết Nguyên đán 2023. Ảnh: NY Times

“Chúng tôi kỳ vọng các hoạt động kinh tế và tiêu dùng sẽ phục hồi mạnh mẽ từ tháng 3 đến tháng 4 trở đi, nhờ việc mở cửa trở lại sau Covid và giải phóng các khoản tiết kiệm dư thừa”, ông Wang nhận định.

Các nhà kinh tế đang lạc quan rằng nền kinh tế Trung Quốc sẽ chứng kiến một trong những sự mở rộng nhanh nhất trên thế giới trong năm nay, nhờ sự phục hồi nhanh hơn dự kiến.

Trung Quốc đã và đang nỗ lực hết mình để thúc đẩy nền kinh tế. Tại một hội nghị kinh tế thiết lập chương trình nghị sự vào tháng 12, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã cam kết ưu tiên ổn định nền kinh tế và tăng cường điều chỉnh chính sách.

Ngoài việc từ bỏ các ràng buộc zero Covid, các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc gần đây đã tiết lộ các biện pháp kích thích tiềm năng dành cho các nhà phát triển bất động sản nhằm hỗ trợ lĩnh vực đã bị ảnh hưởng bởi làn sóng vỡ nợ trong 18 tháng qua.

“Chúng tôi tin rằng cả tiêu dùng và đầu tư sẽ được cải thiện hơn nữa trong vài quý tới, khi việc mở cửa trở lại đang được thúc đẩy và chính phủ sẽ tăng thêm động lực cho đầu tư cơ sở hạ tầng. Chính phủ Trung Quốc sẽ đặt mục tiêu tăng trưởng khoảng 5% tại Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc vào tháng 3, điều này có vẻ khá khả thi vào thời điểm hiện tại” ông Zhou Hao, nhà phân tích cấp cao tại Guotai Junan Securities cho biết.

Nguyễn Tuyết (Theo SCMP, Global Times, Financial Times)

 

GDP Trung Quốc: Chờ đợi những bất ngờ trong năm 2023

Chủ nhật, 15/01/2023 | 15:57
Tăng trưởng kinh tế năm 2022 của Trung Quốc dự kiến sẽ “ngấp nghé” mức thấp nhất trong gần 50 năm do ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19.

Kinh tế Trung Quốc chịu thiệt hại vì chiến lược Zero-Covid

Thứ 5, 24/03/2022 | 10:30
Trong tháng 3, Trung Quốc đã áp đặt biện pháp phong tỏa tại một số thành phố quan trọng như trung tâm công nghệ Thâm Quyến và trung tâm sản xuất ô tô Trường Xuân.

Phong tỏa diện rộng ảnh hưởng đến một nửa GDP Trung Quốc

Thứ 2, 14/03/2022 | 19:27
Mặc dù thành phố Thâm Quyến chỉ chiếm khoảng 2,7% GDP quốc gia, nhưng đây là nơi đặt trụ sở chính của các công ty công nghệ và tài chính lớn, cảng biển quan trọng.
Cùng tác giả

“Đầu tư công là động lực chính cho tăng trưởng kinh tế năm 2023”

Thứ 2, 16/10/2023 | 09:00
Giám đốc Quốc gia ADB tại Việt Nam nhận định, việc tăng tốc chi tiêu của Chính phủ có thể coi là sự kích cầu được mong đợi trong các tháng còn lại của năm 2023.

ADB bổ nhiệm Phó Chủ tịch phụ trách Đông Á, Đông Nam Á và Thái Bình Dương

Thứ 6, 22/09/2023 | 15:03
Phó Chủ tịch mới của ADB từng đảm nhiệm nhiều vai trò quan trọng và làm việc với nhiều quan chức chính phủ cấp cao trên khắp châu Á và Thái Bình Dương.

Thách thức đối với người đi vay ở khu vực Đông Á mới nổi

Thứ 2, 11/09/2023 | 16:13
Chính phủ và ngân hàng trung ương ở khu vực Đông Á mới nổi cần cảnh giác để phòng ngừa những rủi ro tài chính tiềm tàng gắn với các mức lãi suất cao hơn, theo ADB.

ADB chi 14 triệu USD phát triển hệ thống điện mặt trời áp mái Việt Nam

Thứ 2, 11/09/2023 | 11:24
Đây là khoản tài trợ đầu tiên của ADB trong danh mục đầu tư điện mặt trời áp mái dành cho phân khúc kinh doanh và sản xuất tại Việt Nam.

Cổ phiếu VinFast lấy lại sắc xanh sau 3 phiên sụt giảm

Thứ 3, 22/08/2023 | 07:38
Cổ phiếu VinFast đóng cửa giảm 23% xuống mức 15,40 USD/cổ phiếu hôm 18/8, đánh dấu phiên sụt giảm thứ ba liên tiếp sau khi ra mắt hoành tráng ở Phố Wall.
Cùng chuyên mục

Tên lửa Nga tấn công kho vũ khí của Ukraine ở Zaporozhie

Chủ nhật, 30/06/2024 | 14:00
Vụ tấn công kho vũ khí khiến lực lượng Ukraine mất hệ thống Buk, một số IFV,… ở Zaporozhie. Tên lửa Iskander đã được quân đội Nga sử dụng.

Lộ diện ứng viên Thủ tướng Estonia, thay thế “bà đầm thép” Kaja Kallas

Chủ nhật, 30/06/2024 | 11:40
Estonia dưới thời “bà đầm thép” Kaja Kallas là một trong những nước ủng hộ Ukraine nhiệt tình nhất và có quan điểm “diều hâu” nhất với Nga.

Armenia thông tin chi tiết về thỏa thuận vũ khí mới với Pháp

Chủ nhật, 30/06/2024 | 06:00
Việc mua sắm những khẩu pháo tiên tiến của phương Tây như CAESAR là “một phần” của quá trình “hiện đại hóa hoàn toàn” các lực lượng vũ trang của Armenia.

Khoảnh khắc tên lửa chiến thuật Iskander-M Nga tấn công, phá huỷ hệ thống HIMARS đắt đỏ của Ukraine

Thứ 7, 29/06/2024 | 14:45
Hình ảnh công khai cho thấy, tên lửa Iskander-M Nga đã tấn công chính xác, phá huỷ hệ thống M142 HIMARS ở Yasenovoe.

IMF hạ dự báo triển vọng tăng trưởng của Ukraine

Thứ 7, 29/06/2024 | 11:40
Sự ổn định tài chính và kinh tế vĩ mô vẫn được duy trì nhờ “sự hoạch định chính sách khéo léo của chính quyền Ukraine cũng như sự hỗ trợ đáng kể từ bên ngoài”.
     
Nổi bật trong ngày

IMF hạ dự báo triển vọng tăng trưởng của Ukraine

Thứ 7, 29/06/2024 | 11:40
Sự ổn định tài chính và kinh tế vĩ mô vẫn được duy trì nhờ “sự hoạch định chính sách khéo léo của chính quyền Ukraine cũng như sự hỗ trợ đáng kể từ bên ngoài”.

Lộ diện ứng viên Thủ tướng Estonia, thay thế “bà đầm thép” Kaja Kallas

Chủ nhật, 30/06/2024 | 11:40
Estonia dưới thời “bà đầm thép” Kaja Kallas là một trong những nước ủng hộ Ukraine nhiệt tình nhất và có quan điểm “diều hâu” nhất với Nga.

Tên lửa Nga tấn công kho vũ khí của Ukraine ở Zaporozhie

Chủ nhật, 30/06/2024 | 14:00
Vụ tấn công kho vũ khí khiến lực lượng Ukraine mất hệ thống Buk, một số IFV,… ở Zaporozhie. Tên lửa Iskander đã được quân đội Nga sử dụng.

Khoảnh khắc tên lửa chiến thuật Iskander-M Nga tấn công, phá huỷ hệ thống HIMARS đắt đỏ của Ukraine

Thứ 7, 29/06/2024 | 14:45
Hình ảnh công khai cho thấy, tên lửa Iskander-M Nga đã tấn công chính xác, phá huỷ hệ thống M142 HIMARS ở Yasenovoe.

Armenia thông tin chi tiết về thỏa thuận vũ khí mới với Pháp

Chủ nhật, 30/06/2024 | 06:00
Việc mua sắm những khẩu pháo tiên tiến của phương Tây như CAESAR là “một phần” của quá trình “hiện đại hóa hoàn toàn” các lực lượng vũ trang của Armenia.