Giả gái, giả bóng lộ: Trò đùa độc ác trên truyền hình

Giả gái, giả bóng lộ: Trò đùa độc ác trên truyền hình

Lại Duy Cường

Lại Duy Cường

Thứ 2, 24/10/2016 12:04

Trào lưu giả gái, giả bóng lộ, pê-đê, les, gay… trên truyền hình đang tái diễn ngày càng lố trên sân khấu. Những tiết mục đùa cợt nhưng không những không gây cười mà đang trở thành trò đùa độc ác.

Những năm gần đây, việc giả gái trên truyền hình đang trở thành mốt, trao lưu này xuất hiện nhan nhản trong các chương trình. Từ game show đến chương trình truyền hình thực tế, tấu hài… thậm chí đến cả phim truyền hình, đề tài đồng tính, giả gái đang được khai thác triệt để. Ban đầu, khán giả có thể cười vì nó lạ, khán giả tò mò. 

Điểm qua các chương trình thấy hàng loạt các nghệ sĩ từng giả gái như Hoài Lâm từng hóa thân một loạt nhân vật nữ là cố nghệ nhân ca trù Hà Thị Cầu, nghệ sỹ Thanh Nga, Celine Dion, Đông Nhi..., Thanh Duy hóa thân thành Lệ Quyên, Phương Thanh, Minh Tuyết, Adele...

Ở một loạt gameshow truyền hình như Ơn giời! Cậu đây rồi, Cặp đôi hoàn hảo, Gương mặt thân quen nhí, Cùng nhau tỏa sáng..., không quá lời khi cứ bật tivi lên, là khán giả lại thấy có một nhân vật nam không ra nam, nữ không ra nữ chu mỏ, lắc mông, ăn mặc, tô điểm lòe loẹt ưỡn ẹo trên sóng truyền hình.

 

TV Show - Giả gái, giả bóng lộ: Trò đùa độc ác trên truyền hình

  Một ngôi sao như Trấn Thành cũng đã từng gặp rắc rối vì giả gái một cách phản cảm

Việc mua vui bằng giới tính khác biệt đang trở lên quá lố, làm méo mó và khoét sâu vào nỗi đau của những người có giới tính thứ 3. Trong quá trình tác nghiệp, chúng tôi đã không ít lần gặp những chia sẻ của những người thuộc giới tính thứ 3, họ cảm thấy bị tổn thương vì sự khác biệt giới tính của mình đem ra làm trò đùa.

Đề tài “bóng kín” “bóng lộ” cũng được khai thác triệt để, những nhân vật đầy nam tính nhưng nói năng uốn ẻo, nói ra những lời thoại nhí nhố khiến người nghe cảm giác như bị xúc phạm. Trong phim truyền hình, đề tài LGBT vẫn được các đạo diễn khai thác nhưng phần lớn bị đánh giá là hời hợt, khai thác những câu chuyện ồn ào bên ngoài cuộc sống của họ mà hầu hết không đề cập đến nội tâm trong tâm hồn của họ.

Ngày thường họ phải chống chọi lại những kỳ thị từ cuộc sống nay khi lên truyền hình họ lại cảm thấy bị tổn thương hơn khi sự khác biệt của mình lại bị mang ra làm trò cười. Hình ảnh của họ bị các nhà tổ chức cố tình làm méo mó, nhố nhăng khiến người đời nhìn họ bằng con mắt dị nghị khinh miệt.

TV Show - Giả gái, giả bóng lộ: Trò đùa độc ác trên truyền hình (Hình 2).

 Một loạt nam ca sỹ lần lượt "giả gái" ở gameshow Gương mặt thân quen nhiều mùa giải

 

Từ những hình ảnh xấu trên truyền hình, người dân gần như mặc định rằng cứ đồng tính, song tính hay chuyển giới là õng ẹo, là lả lướt là nói năng nhí nhố phản cảm. Những hình ảnh đùa cợt trên sóng truyền hình đang khiến cuộc sống của những người khác biệt về giới tính khốn khổ hơn rất nhiều.

Có lẽ nhiều nhà sản xuất, các nghệ sĩ quên mất rằng khán giả của họ còn có rất nhiểu đứa trẻ chưa lớn. Nhìn những õng ẹo gây cười trên truyền hình khiến những đứa trẻ tưởng đó là hay từ đó có những nhận thức lệch lạc về giới tính.

Với tình trạng số lượng ngộ nhận về giới tính khiến số lượng người đồng tính giả tăng cao, các bạn trẻ coi việc mình giả giới tính, phi giới tính như một thứ mốt thì những màn "giả gái" trong các gameshow có một phần tác động.

Những trò đùa độc ác đấy không còn là cười cho vui nữa mà đã tạo thành một trào lưu văn hóa độc hại đầu độc giới trẻ tương lai. Đã đến lúc những người làm quản lý cần có cách nhìn nghiêm túc về những tiếng cười độc ác vẫn đang tái diễn hàng ngày trên truyền hình quốc gia.

Trần Phương

  • Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả
Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.