Với lợi thế về mặt địa lý là vùng cao nguyên rộng lớn, bạt ngàn rừng cao su, cây cà phê và cây ăn quả, Gia Lai nhanh chóng trở thành tỉnh có nghề nuôi ong lấy mật lớn của cả nước. Ước tính năm 2015, Gia lai có khoảng 150.000 - 170.000 đàn ong nuôi, cho sản lượng vào tầm khoảng 6.000 tấn mật.
Mùa thu hoạch mật trên địa bàn tỉnh cơ bản đã gần xong. Mặc dù, giá mật đang ở mức cao, dao động trên dưới 46.000/kg mật, nhưng niềm vui của người nuôi ong trên địa bàn tỉnh không được trọn vẹn bởi điệp khúc “ được giá mất mùa ”.
Trò chuyện với ông Nguyễn Văn Minh, trú ở phường Thống Nhất, TP Plieku ( Gia Lai ), được biết, ông đã gắn bó với nghề nuôi ong lấy mật được hơn 30 năm. Năm nay, sản lượng mật thu được ở gia đình ông giảm 1/3 so với năm trước đó. Riêng đàn ong năm 2014, gia đình ông Minh có 500 đàn, đến năm 2015 chỉ còn 300 đàn. Đây là năm mất mùa mật lớn nhất trong vòng 10 năm trở lại đây của gia đình.
Năm 2015, mật ong được giá nhưng người nuôi ong lại không có mật bán do mất mùa
Không chỉ riêng gì gia đình anh Minh, mà nhiều hộ nuôi ong khắp các địa bàn trong tỉnh cũng đều chung cảnh ngộ này. Chủ cơ sở nuôi ong Hữu Sự ở đường Phạm Văn Đồng, TP Pleiku cho biết, chị vừa thuê xe đưa đàn ong của mình ra Nghệ An. Ba năm nay, cứ đến mùa mưa ở Tây Nguyên là chị đưa ong đi các tỉnh miền Trung có khí hậu nắng, để đàn ong được nuôi dưỡng tốt hơn. Năm nay, sản lượng mật của cơ sở chị cũng giảm sút đáng kể. Mặc dù giá cao nhưng không bù lại được việc mật ong mất mùa .
Nghề nuôi ong giúp nhiều hộ thoát nghèo nhưng phát triển chưa bền vững
Lý giải cho việc sản lượng từ nghề nuôi ong lấy mật ở Gia Lai sụt giảm k