Gia Lai: Ngăn chặn ứng phó khẩn cấp dịch tả lợn châu Phi

Gia Lai: Ngăn chặn ứng phó khẩn cấp dịch tả lợn châu Phi

Hồ Hải Nam

Hồ Hải Nam

Thứ 2, 11/03/2019 14:17

Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch tả lợn châu Phi, UBND TP.Pleiku, tỉnh Gia Lai đã thành lập ban chỉ đạo ngăn chặn dịch bệnh xâm nhiễm vào tỉnh.

Sáng 11/3, tại hội trường HĐND - UBND TP.Pleiku, tỉnh Gia Lai, đồng chí Võ Phúc Ánh, Phó Chủ tịch UBND TP.Pleiku làm Trưởng ban cùng các đồng chí thành viên ban Chỉ đạo phòng chống dịch tả lợn châu Phi triển khai kế hoạch ngăn chặn và ứng phó khẩn cấp dịch bệnh xâm nhiễm vào địa bàn tỉnh.

Theo ban Chỉ đạo, dịch tả lợn Châu Phi là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do virus gây ra trên lợn. Bệnh gây sốt cao, xuất huyết nặng và có thể gây chết 100% số lợn mắc bệnh. Bệnh này chỉ lây nhiễm trên đàn lợn, không gây bệnh cho các loài động vật khác, không lây sang người.

Môi trường - Gia Lai: Ngăn chặn ứng phó khẩn cấp dịch tả lợn châu Phi

Ban Chỉ đạo phòng chống bệnh dịch tả lợn châu Phi triển khai các biện pháp ngăn chặn dịch bệnh xâm nhiễm vào TP.Pleiku.

Bênh lây trực tiếp từ lợn mắc bệnh sang lợn khỏe mạnh, ngoài ra bệnh có thể lây lan gián tiếp từ thức ăn thừa, phương tiện, dụng cụ dùng để chăn nuôi. Virus gây bệnh dịch tả lợn châu Phi có sức đề kháng cao với môi trường, ở nhiệt độ phòng, virus trong huyết thanh lợn có thể sống được 18 tháng. Virus trong máu giữ trong tủ lạnh có thể sống được tới 6 năm, ở nhiệt độ càng lạnh virus càng sống được lâu. Tuy vậy, hiện nay chưa có vắc xin phòng bệnh cũng như chưa có thuốc điều trị bệnh này.

Theo đánh giá của ban Chỉ đạo, bệnh dịch tả lợn châu Phi từ nước ngoài xâm nhiễm vào Việt Nam thông qua các hoạt động vận chuyển, buôn bán, tiêu thụ sản phẩm lợn nhập lậu, không có nguồn gốc, nhất là tại các tỉnh phí Bắc.

Do đó, các cơ quan chức năng cần chủ động ngăn chặn, giám sát, phát hiện sớm, sẵn sàng ứng phó kịp thời và hiệu quả với dịch tả lợn châu Phi. Hạn chế thấp nhất thiệt hại về kinh tế do dịch bệnh gây ra, nhằm phát triển bền vững chăn nuôi trên địa bàn tỉnh.

Bên cạnh đó, địa phương nào ngay khi phát hiện ra ổ dịch phải tiêu hủy lợn, sản phẩm lợn bị dịch, không điều trị lợn bệnh, lợn nghi mắc bệnh.

Theo một cán bộ trong ban Chỉ đạo phòng chống bệnh dịch tả lợn châu Phi, đối với địa phương, ngay khi phát hiện dịch bệnh buộc phải tiêu hủy toàn đàn trong 24 giờ. Tại vùng dịch, vùng bị dịch uy hiếp trong vòng 48 giờ việc tiêu hủy được áp dụng với đàn lợn có triệu chứng lâm sàng tránh lây lan trên diện rộng. Đối với trang trại chăn nuôi số lượng lớn khi phát hiện dịch, nguy cơ lây lan cao thì phải tiêu hủy toàn bộ trang trại.

Đối với các xã, phường nơi có ổ dịch thực hiện tiêu độc, tẩy trùng liên tục 1 lần/ngày trong tuần đầu tiên sau khi phát hiện dịch. Vùng bị dịch uy hiếp trong bán kính 3km thực hiện việc tổng vệ sinh, khử trùng, tiêu độc liên tục (1 lần/ngày, 3 lần/tuần). Nghiêm cấm mọi hành vi mua bán, vận chuyện lợn mắc bệnh ra khỏi khu vực đang có dịch.

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.