Giá lúa gạo bình ổn và những cơ hội cho gạo Việt Nam

Giá lúa gạo bình ổn và những cơ hội cho gạo Việt Nam

Nguyễn Ngọc Hoài Thanh

Nguyễn Ngọc Hoài Thanh

Thứ 3, 09/04/2024 12:25

Trên thị trường gạo, hôm nay (9/4) tại các địa phương lượng gạo về ít, gạo đẹp kho mua khá, giá bình ổn.

Giá lúa gạo trong nước

Giá lúa gạo hôm nay ngày 9/4 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đồng loạt điều chỉnh tăng. Hiện nguồn lúa còn ít, nông dân tiếp tục chào giá tăng.

Thông tin trên báo Quân Đội Nhân Dân với mặt hàng lúa, theo cập nhật của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT) tỉnh An Giang, lúa OM 18 ở mức 7.800 - 8.000 đồng/kg, tăng 200 đồng/kg; OM 5451 ở mức 7.600 - 7.700 đồng/kg, tăng 100 đồng/kg; nếp Long An tươi 7.800 - 8.000 đồng/kg, tăng 100 đồng/kg.

Với các loại lúa còn lại, giá đi ngang. Cụ thể lúa Đài thơm 8 dao động quanh mốc 7.700 - 8.000 đồng/kg; IR 504 ở mức 7.200 - 7.300 đồng/kg; lúa Nàng Hoa 9 dao động quanh mốc 7.500 - 7.700 đồng/kg; lúa OM 380 duy trì ổn định quanh mức 7.500 - 7.600 đồng/kg.

Tại các địa phương như Hậu Giang, An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp… bình quân giá lúa dao động quanh mốc 7.200 - 8.000 đồng/kg. Các kho hỏi mua lúa khô nhiều, đặc biệt là lúa khô IR 504. Tại Sóc Trăng nguồn lúa chưa cọc còn ít, giá cao. Nông dân chào giá lúa tăng. Với lúa nếp, nguồn lúa ít, nhu cầu mua nhiều, giá tăng nhẹ ở các địa bàn.

Trên thị trường gạo, hôm nay tại các địa phương lượng gạo về ít, gạo đẹp kho mua khá, giá bình ổn. Tại Tân Hiệp (Kiên Giang) các ghe gạo về ít, nhu cầu mua gạo xô nhiều, giá bình ổn. Cụ thể, giá gạo nguyên liệu IR 504 dao động quanh mốc 10.800 - 11.000 đồng/kg, tăng 150 đồng/kg; gạo thành phẩm IR 504 tăng 100 đồng/kg lên mức 13.200 - 13.300 đồng/kg. Với mặt hàng phụ phẩm, giá duy trì ổn định sau phiên điều chỉnh tăng. Theo đó, giá tấm IR 504 duy trì ổn định ở mức 10.600 - 10.700 đồng/kg, cám khô dao động quanh mốc 4.650 - 4.750 đồng/kg. Trong khi đó tại các chợ lẻ, giá gạo đi ngang. Theo đó, giá gạo thường dao động quanh mốc 14.000 - 15.000 đồng/kg; gạo Jasmine 17.000 - 18.000 đồng/kg; gạo Nàng Nhen 26.000 đồng/kg; thơm thái hạt dài 19.000 - 20.000 đồng/kg; gạo Hương lài 21.000 đồng/kg; gạo thơm Đài Loan 20.000 đồng/kg.

Tiêu dùng & Dư luận - Giá lúa gạo bình ổn và những cơ hội cho gạo Việt Nam

Ảnh minh họa.

Thương hiệu lúa gạo của Việt Nam càng được khẳng định mạnh mẽ hơn trên thị trường thế giới

Đáng chú ý trên thị trường xuất khẩu, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam hôm nay tăng giảm trái chiều giữa các chủng loại gạo. Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, gạo tiêu chuẩn 5% tấm hiện ở mức 576 USD/tấn, giảm 1 USD/tấn; gạo 25% tấm ở mức 554 USD/tấn, giảm 4 USD/tấn. Riêng gạo 100% tấm tăng 2 USD/tấn lên mức 480 USD/tấn.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nguồn cung gạo Việt Nam đang rất dồi dào bởi Việt Nam hiện đã gặt xong trên 60% diện tích vụ đông xuân.

"Riêng vụ đông xuân đã và đang thu hoạch tập trung vào tháng 3, 4 với khoảng 10 triệu tấn thóc, cho ra khoảng gần 6 triệu tấn gạo. Chỉ riêng vụ này chúng ta có thể xuất khẩu được 3 triệu tấn gạo", ông Lê Thanh Tùng - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội ngành hàng lúa gạo Việt Nam (VIETRISA) thông tin.

Nhằm phát triển bền vững ngành lúa gạo trong thời gian tới, Bộ NNPTNT đã triển khai Đề án 1 triệu hecta lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long (Đề án 1 triệu hecta lúa chất lượng cao), áp dụng mô hình sản xuất lúa gạo chất lượng cao.

Đặc biệt khi triển khai đề án này, thương hiệu lúa gạo của Việt Nam càng được khẳng định mạnh mẽ hơn trên thị trường thế giới. Đặc biệt, các giải pháp canh tác thông minh đã và đang áp dụng là minh chứng Việt Nam đang thực hiện và đóng góp cho Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu.

Trao đổi với báo Lao Động Thứ trưởng Bộ NNPTNT Trần Thanh Nam, triển khai Đề án 1 triệu hecta lúa chất lượng cao, từ đó hình thành vùng nguyên liệu tập trung quy mô lớn ổn định lâu dài, đảm bảo chất lượng, quy trình sản xuất hiện đại, đồng bộ, đáp ứng mục tiêu nâng cao giá trị chuỗi sản xuất lúa gạo.

Đề án cũng góp phần nâng cao thu nhập cho nông dân, góp phần cùng thế giới đảm bảo an ninh lương thực bởi hiện nay, cùng với các nước xuất khẩu gạo truyền thống, Việt Nam đang xuất khẩu gạo phẩm cấp cao, đồng thời cam kết thực hiện giảm phát thải khí nhà kính, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Thêm cơ hội cho gạo Việt Nam

Mới đây, Indonesia vừa thông báo tiếp tục mở thầu nhập khẩu thêm 300.000 tấn gạo trong tháng 4. Trong khi đó, đợt thu hoạch vụ lúa đông xuân ở ĐBSCL cũng sắp kết thúc.

Cơ quan hậu cần quốc gia Indonesia (Bulog) mới đây thông báo mở thầu quốc tế mua 300.000 tấn gạo trong tháng 4. Tính từ đầu năm, Indonesia đã nhập khẩu 650.000 tấn gạo và ký hợp đồng nhập khẩu thêm 350.000 tấn gạo cho năm 2024. Một nửa lượng nhập khẩu có nguồn gốc từ Việt Nam và phần còn lại từ Thái Lan, Pakistan và Campuchia.

Theo báo Thanh Niên, ban đầu, Indonesia lên kế hoạch nhập khẩu 2 triệu tấn gạo trong năm 2024 để đảm bảo vấn đề an ninh lương thực trong nước. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của El Nino khiến tình trạng khô hạn diễn ra gay gắt, vụ thu hoạch bị trễ đến 2 tháng so với thông thường nên chính phủ nước này quyết định nâng hạn ngạch nhập khẩu thêm 1,6 triệu tấn; nâng tổng số gạo sẽ nhập khẩu gạo lên 3,6 triệu tấn. Indonesia sẽ là nhà nhập khẩu gạo lớn thứ 2 thế giới sau Philippines, ước tính đạt 4 - 4,1 triệu tấn.

Trúc Chi (t/h)

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.