Một nghiên cứu mới đã cho thấy vụ va chạm kể trên cũng đã kích hoạt hoạt động của một hệ thống núi lửa khổng lồ ở các đại dương trên thế giới, tiếp tục làm rõ hơn con đường dẫn tới việc khủng long bị tuyệt chủng như thế nào.
Cụ thể, một tiểu hành tinh có đường kính từ 10 đến 15km đã va vào Trái đất khoảng 66 triệu năm truớc, tạo ra hố Chicxulub gần bán đảo Yucatan của Mexico. Sự kiện này đã khiến cho hàng loạt núi lửa lớn ở khu vực Ấn Độ bùng phát (gọi là Bẫy Deccan), chúng phun ra nham thạch và khói đầy bầu trời. 75% sinh vật và động vật của Trái đất đã bị tuyệt chủng.
Nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí Science cho thấy, vụ va chạm này dường như đã tạo nên những xung chấn lớn qua bề mặt của Trái đất, trải ra các đại dương và gây ra việc phun trào của hàng chục ngàn dặm núi lửa. Các tác giả mô tả những vụ phun trào này “ngang tầm với sự kiện phun trào lớn nhất trong lịch sử 4,5 tỷ năm của Trái đất, bao gồm cả Bẫy Deccan.
Tuy nhiên, những nghiên cứu sau đó cho thấy các vụ phun trào Bẫy Deccan đã bắt đầu truớc khi có những tác động của tiểu hành tinh Chicxulub. Sau khi vụ va chạm diễn ra, việc hoạt động của các núi lửa đã trở nên mạnh mẽ hơn nhiều.
Một câu hỏi đặt ra là nếu tiểu hành tinh này có thể ảnh hưởng đến hoạt động của núi lửa phía bên kia địa cầu, nó cũng sẽ khiến các núi lửa ở nơi khác bị ảnh hưởng. Đó là lý do tại sao các tác giả nghiên cứu đã quyết định theo dõi những gì đã xảy ra ở các đại dương.
Để khám phá bằng chứng về hoạt động của núi lửa dưới nước, các nhà nghiên cứu đã sử dụng dữ liệu hiện có để kiểm tra cấu trúc của đáy biển trong suốt 100 triệu năm qua.
Họ đã tìm thấy bằng chứng của sự biến đổi lớn lượng đất đá ở đáy biển, có thể do núi lửa gây ra. Sự phun trào đã tạo nên những vùng đá ở độ cao 650 foot (khoảng 0,2km) ở Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Họ đã liên kết chúng với những vụ phun trào trong vòng một triệu năm sau đó.
Những phát hiện mới cho chúng ta một cái nhìn tốt hơn về khoảng thời gian mà loài khủng long đi vào tuyệt diệt.
Các Bẫy Deccan có thể phun trào trong 250.000 năm truớc khi tiểu hành tinh Chicxulub va vào chúng ta khiến thế giới thực sự thay đổi sau đó. Bầu không khí tràn ngập bụi khói khiến cho toàn cầu nóng lên đột ngột. Những cơn mưa đá và bụi khiến cho Trái Đất trở thành một "lò nướng" khiến các loài sinh vật điêu đứng.
Tiểu hành tinh này cũng đã làm rung chuyển thế giới và dẫn tới các trận động đất, phát ra nhiều magma hơn. Các Bẫy Deccan đã bùng phát, chủ yếu ở các tiểu lục địa Ấn Độ với dung nham và tiếp tục khiến bầu trời bị bao phủ bởi khói bụi. Bầu trời bị che khuất ánh sáng, hành tinh dầm chìm vào trong bóng tối. Đồng thời, một đợt phun trào mạnh mẽ cũng diễn ra dưới đáy đại dương.
Động vật có vú nhỏ và khủng long bay (như chúng ta biết bây giờ là chim) đã sống sót, nhưng phần lớn số thực vật và động vật lớn thì không.
Chúng ta vẫn không biết chính xác những thành phần nào trong những thảm hoạ toàn cầu này chịu trách nhiệm lớn nhất cho sự tuyệt chủng của loài khủng long trong lịch sử. Hoặc giả còn hệ thống núi lửa nào trên thế giới đã được kích hoạt sau sự kiện này không.
“Nghiên cứu mới đã kết nối toàn cầu quy mô của những thảm hoạ. Đây cũng là một lời nhắc nhở rằng, những sự kiện xảy ra ở phía bên kia của địa cầu cũng có thể tác động tới khắp mọi nơi trên thế giới”, các tác giả nghiên cứu viết.
Theo BI