Theo các nhà phân tích của Kitco, trong nhiều kịch bản có thể xảy ra thì đồng Bảng Anh luôn là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới giá vàng thế giới.
Chuyên gia kinh tế cao cấp Ross Strachan nhận định, cách tốt nhất có thể tác động đến thị trường vàng là thay đổi tỷ giá hối đoái, điều này có thể khiến nhu cầu vàng của Anh thay đổi đáng kể vì sự thay đổi lớn của giá vàng. Dựa vào tình hình thực tế đang diễn ra tại Anh, đồng tiền của quốc gia này có thể suy yếu bất cứ lúc nào.
Từ đó các chuyên gia kinh tế cho rằng, về đầu tư vàng thì Anh chỉ là một thị trường nhỏ so với các cường quốc châu Á hoặc Hoa Kỳ.
Vẫn còn quá sớm để nói về kết quả của quá trình Brexit song chuyên gia Phillip Streible, chiến lược gia thị trường cao cấp của RJO, lưu ý rằng một đợt tăng giá đáng kể đối với bảng Anh cũng có thể có lợi cho vàng.
Nếu đồng Bảng tăng giá, thì đồng Đô la Mỹ sẽ giảm và do đó giá vàng sẽ tăng do đồng Đô la suy yếu, ông Streible nói.
Tuy nhiên các chuyên gia cảnh báo, đây có thể chỉ là hiện tượng nhất thời do tiền tệ đã bị bán tháo quá nhiều vì lo ngại của Brexit. Một khi thỏa thuận được thực hiện, nó sẽ tạo cơ hội cho đồng Bảng tăng giá và đồng đô la bị bán tháo và vàng sẽ tăng giá.
Trong khi đó, giá vàng trong nước thời điểm mở cửa 7h sáng nay (2/4), ghi nhận cụ thể như sau:
Giá vàng Phú Quý (vàng miếng SJC): Mua vào 3.644.000 đồng, bán ra 3.653.000 (giảm tương ứng 2.000 đồng/lượng bán ra và mua vào so với ngày hôm qua).
Tại Hà Nội, Tập đoàn vàng bạc đá quý DOJI niêm yết giá mua vào 3.642.000 đồng, bán ra 3.655.000 đồng (giảm tương ứng 30.000 đồng/mua vào và 10.000 đồng/bán ra).
Trong khi đó, ở thị trường TP.HCM, giá tương ứng là 3.643.000 đồng/mua vào, 3.653.000 đồng/bán ra (tức vẫn giữ nguyên so với giá vàng sáng hôm qua).
Tập đoàn Bảo Tín Minh Châu công bố giá vàng hôm nay (2/4) với Vàng rồng Thăng Long như sau: Mua vào 3.631.000 đồng, bán ra 3.676.000 (tăng tương ứng 11.000 đồng/mua vào và bán ra).