Giá xăng dầu tăng một “cốc”... giảm một “giọt”

Giá xăng dầu tăng một “cốc”... giảm một “giọt”

Thứ 5, 27/12/2012 23:50

“Nhà nước tăng thuế nhập khẩu xăng dầu nên không có chuyện giá tăng bao nhiêu là sẽ giảm bấy nhiêu”, đó là lời giải thích cho việc xăng dầu tăng ồ ạt trong khi giảm nhỏ giọt trong thời gian qua.

Sau nhiều lần “cân đong đo đếm”, cuối cùng Liên Bộ Tài chính - Công thương đã quyết định giảm 300- 600 đồng/lít giá bán lẻ xăng dầu kể từ 15h30 chiều qua 23/5.

Xã hội - Giá xăng dầu tăng một “cốc”... giảm một “giọt”

Giá tăng lần nào cũng giảm nhỏ giọt

Nhiều người cho rằng, sau nhiều lần “lên đỉnh”, việc giảm giá lần này chỉ như “muỗi đốt i nốc”. Theo công thức của Bộ Tài chính, giá cơ sở trung bình 30 ngày trở lại đây là 22.530 đồng/lít. So với giá bán lẻ hiện hành 22.700 đồng/lít, doanh nghiệp vẫn lãi 470 đồng/lít (bao gồm cả 300 đồng/lít lợi nhuận định mức).

Thực tế cho thấy, mỗi khi doanh nghiệp xăng dầu đầu mối kêu lỗ và đề nghị Bộ Tài chính xem xét điều chỉnh giaá́ thì chỉ một vài đã thấy tăng, còn khi bàn giảm thì người tiêu dùng phải chờ đợi đến sốt ruột. Theo các chuyên gia, luôn tồn tại một nghịch lý, khi doanh nghiệp kêu lỗ thì vin vào giá thế giới để tăng. Song khi giá thế giới giảm, từ tháng tư đến nay, chẳng thấy đơn vị nào cho hạ. Giá xăng tăng luôn “thẳng cánh cò bay” nhưng khi giảm chỉ như “muối bỏ bể”. Dư luận đặt câu hỏi, có hay không việc thiếu minh bạch, “bao che” trong điều hành giá xăng dầu hiện nay?.

Không mấy bất ngờ khi nhận được tin giá xăng giảm, PGS. TS Ngô Trí Long cho rằng, cần giảm giá xăng trên cơ sở điều chỉnh lãi của các doanh nghiệp xăng dầu tương đương với các doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng khác. Giá xăng không giảm nhiều vì Bộ Tài chính đang tính đến phương án “một mũi tên trúng hai đích”, giảm giá 1 phần, tăng thuế 1 phần. Vừa qua, nguồn thu của Nhà nước khó khăn do các doanh nghiệp sản xuất đình đốn nên phải tăng 3 loại thuế xăng dầu (thuế nhập khẩu, VAT và thuế tiêu thụ đặc biệt). Trong khi VAT và thuế tiêu thụ đặc biệt luôn cố định thì thuế nhập khẩu lại điều chỉnh tùy tình hình. Vì thế, rất có thể Nhà nước tăng thuế nhập khẩu xăng dầu nên không có chuyện giá tăng bao nhiêu là sẽ giảm bấy nhiêu. Vấn đề này luôn quanh quẩn. Điều cần hiện nay làm là xem xét lại Nghị định 84 về quản lý và kinh doanh xăng dầu”.

Trao đổi với Người đưa tin, TS Nguyễn Thị Hiền nguyên thành viên tổ chuyên gia tư vấn của Thủ tướng cho biết: “Công bằng mà nói, tăng hay giảm, Bộ Tài chính đều có cái lý riêng. Lúc tăng, người ta lùi thuế; lúc giảm, người ta lại tăng thuế. Do đó câu chuyện tăng giảm còn phải đặt trong cán cân ngân sách với quyền lợi của doanh nghiệp cũng như người tiêu dùng. Tôi nghĩ Bộ Tài chính không “khoanh tay” đứng nhìn doanh nghiệp hưởng lãi nhiều mà phớt lờ quyền lợi của người tiêu dùng”.

Ông Bùi Ngọc Sơn, trưởng phòng nghiên cứu Kinh tế Quốc tế (Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới) cho rằng, muốn giải quyết dứt điểm câu chuyện về giá xăng dầu phải có lộ trình cải cách giá (đưa giá này về sát thị trường). Muốn như thế, Nhà nước phải tạo ra được thị trường cạnh tranh. Hiện nay, có vài "ông" thâu tóm thị trường, bắt tay nhau "làm giá" thì giá cả mãi mãi chỉ là chuyện tranh cãi. Người kêu lỗ, người bảo lãi... Ví dụ có 3 "ông lớn" đang kiểm soát thị trường nên tách thành 6 "ông" và tiến hành cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước cho đến khi không còn sự câu kết. Lúc đó, chúng ta có thể bỏ dần sự kiểm soát hành chính.

Cần xây dựng lại cơ chế giá sàn

TS Nguyễn Thị Hiền nguyên thành viên tổ chuyên gia tư vấn của Thủ tướng nhận định: “Bài toán giá xăng dầu hiện nay luẩn quẩn chẳng khác gì “con kiến leo cành đa”. Mấu chốt vấn đề vẫn chưa được giải quyết. Thời gian tính giá cơ sở là 30 ngày hiện tương đối dài. Các doanh nghiệp quân bình tốc độ tăng, giảm của thị trường thế giới nên không khớp với giá phản ánh trong nước. Lúc giá thế giới tăng cao, đáng lý giá trong nước phải tăng nhưng chúng ta lại không tăng. Đến khi giá giảm lại rục rịch tăng. Đó là sự bất hợp lý. Ngoài ra, tôi cũng nghi ngờ có sự mập mờ về giá vốn thực tế của doanh nghiệp. Vì vậy, cần xây dựng lại cơ chế tính giá sàn xăng dầu tối thiểu 1 tuần hoặc 10 ngày thay cho xây dựng giá 30 ngày như hiện nay.

Mức giá tăng và giảm chênh lệch lớn

Kể từ đầu năm 2012, Bộ Tài chính đã điều chỉnh 4 lần giá bán lẻ xăng dầu. Cụ thể 2 lần tăng tổng cộng 3.000 đồng/lít, ngày 7/3 tăng 2.100 đồng/lít, ngày 20/4 tăng 900 đồng/lít. Tuy nhiên, dù Bộ Tài chính vừa giảm thêm 600 đồng/lít, cộng với lần giảm giá trước đó 500 đồng/lít (ngày 9/5) là 1.100 đồng/lít.

Xuân - Phương


Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.