Theo đó, giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường Việt Nam từ ngày 8/3 như sau: Xăng E5 RON92 không cao hơn 18.340 đồng/lít; Dầu diesel 0.05S không cao hơn 15.716 đồng/lít; Dầu hỏa không cao hơn 14.560 đồng/lít; Dầu mazut 180CST 3.5S không cao hơn 12.528 đồng/kg.
Để giữ ổn định giá như trên, Liên bộ Công Thương - Tài chính đã quyết định giữ nguyên mức trích lập thêm từ quỹ BOG đối với các mặt hàng xăng dầu như hiện hành.
Ngoài ra, chi sử dụng thêm như sau: Xăng E5 RON92 704 đồng/lít (kỳ trước chi sử dụng 600 đồng/lít); Dầu diesel 92 đồng/lít; Dầu hỏa 453 đồng/lít (kỳ trước chi sử dụng 105 đồng/lít); Dầu mazut 52 đồng/kg.
Quyết định này nhằm mục đích điều hành giá xăng dầu theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, góp phần giảm chi phí đầu vào của doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh, hỗ trợ đời sống sinh hoạt của người dân.
Bình quân giá thành phẩm xăng dầu thế giới trong 15 ngày trước ngày 08 tháng 3 năm 2018 cao hơn giá bán trong nước, cụ thể là: 73,516 USD/thùng xăng RON92 (xăng nền để pha chế xăng E5 RON92); 76,588 USD/thùng dầu diesel 0.05S; 80,392 USD/thùng dầu hỏa; 366,970 USD/tấn dầu mazut 180CST 3.5S
Tuy nhiên, thực hiện các quy định quản lý Nhà nước về điều hành giá xăng dầu và Công điện của Thủ tướng Chính phủ về việc đôn đốc thực hiện nhiệm vụ sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018 (… trong quý I/2018, không tăng thuế, giá, phí các mặt hàng, dịch vụ thiết yếu do nhà nước quản lý), liên bộ Công thương – Tài chính đã chỉ đạo bình ổn giá xăng dầu tránh gây xáo trộn đến tình hình kinh doanh của doanh nghiệp và cuộc sống của người dân.