Giấc mơ của một Việt kiều: 'Việt Nam trở thành cường quốc cá tầm'

Giấc mơ của một Việt kiều: 'Việt Nam trở thành cường quốc cá tầm'

Thứ 3, 27/08/2013 17:48

Sau bài báo: "Bi kịch mang tên: Cá tầm nội - ngoại", Ban Biên tập nhận được phản hồi của ông Nguyễn Trọng Cử, Ủy viên BCH TƯ hội Nghề cá Việt Nam, Giám đốc công ty TNHH Thương mại Đầu tư Việt Đức. Để tìm hiểu rõ, PV có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Trọng Cử, qua đây chúng tôi nhận thấy rõ hơn tính chất căng thẳng một mất một còn trong cuộc chiến giữa cá nội địa với cá tầm nhập lậu và nỗi gian lao nhọc nhằn cũng như niềm đam mê của những người nuôi cá nội như ông Cử.

Qua chuyện này, chúng tôi có dịp trải nghiệm về một nghề sản xuất mới hết sức thú vị với những doanh nhân tâm huyết với đất nước.  

Lặng lẽ người cung cấp cá tầm sạch

Tận mắt chứng kiến những chú cá tầm "made in Việt Nam" ngay giữa lòng Thủ đô khi cơn "bão" thông tin cá tầm lậu đang ồ ạt trên thị trường, cánh PV bắt đầu tò mò tìm hiểu thông tin về ông chủ có tên Nguyễn Trọng Cử.

Trong dòng kể ngược thời gian của của ông Nguyễn Trọng Cử, nhiều năm về trước, khi mà ngành thủy sản Việt Nam công bố thông tin quan trọng, mở đường cho nghề nuôi cá nước lạnh trong nước. Đó là kết quả nghiên cứu khoa học khẳng định cá tầm, cá hồi có thể nuôi và phát triển được ở Việt Nam. Tác giả chính của công trình nghiên cứu này là TS. Lê Thanh Lựu, nguyên Viện trưởng viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I.

Tiêu dùng & Dư luận - Giấc mơ của một Việt kiều: 'Việt Nam trở thành cường quốc cá tầm'

đồng Khoa học của Tổng cục Thủy sản nghiệm thi khảo nghiệm ấp trứng cá tầm tại SaPa 09/07/2011

ở nhà hàng Thác Bạc - SaPa tại Hà Nội với mong muốn những người yêu thích cá hồi và nhất là cá tầm của Thủ đô được dễ dàng thưởng thức sản phẩm này. Từ đó giới thiệu một mô hình cá sạch nuôi ở nguồn nước lạnh tinh khiết của núi Hoàng Liên Sơn và Tam Đảo với giống và thức ăn nhập từ châu Âu theo chu trình khép kín từ trại nuôi đến nhà hàng. Đồng thời, giúp người tiêu dùng nhận ra sự khác biệt giữa cá tầm Việt Nam và cá tầm nhập lậu".(Ông Nguyễn Trọng Cử, Giám đốc công ty Việt Đức)

Từ tuyên bố khoa học này, có phải do duyên trời đã định mà ông Nguyễn Trọng Cử đã gặp TS. Lê Thanh Lựu. Hai "tâm hồn lớn" gặp nhau, ông Cử quyết định đầu tư sang lĩnh vực thủy sản. Mạo hiểm với việc sản xuất giống và nuôi cá tầm, cá hồi ở Việt Nam, bởi ông Cử là một luật gia có gần 35 năm học tập và sinh sống ở Đức. Mặc khác đây là lĩnh vực đầu tư đầy rủi ro và quá tốn kém, cả về tài chính lẫn công sức.

Bắt tay vào nghề, ông Nguyễn Trọng Cử mới thấy muôn vàn khó khăn, nhưng ý chí của người con "xứ Nghệ" (quê ông ở Đức Thọ, Hà Tĩnh - PV) khiến ông không lùi bước. Như một miền đam mê chinh phục cái khó, ông Cử tìm đến các trang trại nuôi cá tầm ở Đức và các nước châu Âu khác gặp các chuyên gia đầu ngành để tìm hiểu và học hỏi về nghề nuôi cá tầm.

Cơ may, ông Cử được gặp ông Udo Gross, chủ một trang trại cá tầm người Đức. Công ty gia đình Rhoenforelle của ông có truyền thống nuôi cá hồi và cá tầm trên 130 năm. Cảm tấm lòng của ông Cử, ông Udo Gross nguyện theo ông Nguyễn Trọng Cử về Việt Nam truyền nghề, và từ đó mỗi năm “ông thầy Tây” này lại sang Việt Nam vài ba lần cũng vì yêu Việt Nam. Đồng thời Rhoenforelle cũng trở thành nhà cung cấp giống cho công ty Việt Đức.

Như "hổ mọc thêm cánh", về nước được sự hỗ trợ của Tổng cục Thủy sản và tổ chức CITES Việt Nam, ông Nguyễn Trọng Cử tự tin bắt tay gây dựng đưa Công ty Việt Đức trở thành đơn vị tiên phong trong việc ấp nở và ươm hai giống cá tầm Siberi và cá tầm Nga tại SaPa, Lào Cai. Từ nguồn giống đó, công ty cung cấp cho các trang trại nuôi cá trên toàn miền Bắc và nhiều đơn vị phía Nam. Năm 2011, ông quyết định mở rộng sang nuôi cá thương phẩm. Hiện nay, công ty Việt Đức có hai trại giống ở SaPa (Lào Cai) và Tam Đảo (Vĩnh Phúc) với sản lượng trên 500 ngàn con giống và 100 tấn cá thương phẩm mỗi năm.

Theo ông Đỗ Quang Tùng, Giám đốc cơ quan quản lý CITES Việt Nam: Công ty Việt Đức là đơn vị duy nhất được cấp Cites nhập khẩu trứng cá tầm giống ở miền Bắc. Với việc coi nghề nuôi cá tầm như một nghề cao quý, công ty Việt Đức là đơn vị đầu tiên ở Việt Nam cùng với Tổng cục Thủy sản khảo nghiệm việc ươm ấp trứng cá tầm, trứng cá thụ tinh nhập khẩu từ CHLB Đức và xây dựng trại giống cá tầm đầu tiên ở Việt Nam với công nghệ lọc sinh học - nâng nhiệt của CHLB Đức. Ngoài ra công ty cũng là đại diện của Tập đoàn Coppens International - Hà Lan chuyên sản xuất thức ăn cá tầm, cá hồi có uy tín hàng đầu thế giới ở Việt Nam. Với phương châm: "Mô hình cá tầm sạch từ trại nuôi tới nhà hàng", công ty Việt Đức đã xây dựng nhà hàng Thác Bạc - SaPa ngay giữa trung tâm Hà Nội nhằm giới thiệu "Thương hiệu cá tầm Tam Đảo" nói riêng và tôn vinh cá tầm Việt nói chung.

Tiêu dùng & Dư luận - Giấc mơ của một Việt kiều: 'Việt Nam trở thành cường quốc cá tầm' (Hình 2).

Đỗ Quang Tùng, GĐ CITES Việt Nam và  ông Pepper W. Trail đại diện của CITES thế giới thăm trại cá tầm của công ty Việt Đức ở Tam Đảo hồi tháng 6/2013.

Mô hình cá tầm sạch từ Trang trại đến Nhà hàng

8/10/2011, công ty TNHH Thương mại Đầu tư Việt Đức được sở KH&ĐT Vĩnh Phúc cấp giấy chứng nhận đầu tư dự án: "Nuôi cá tầm" với mục tiêu: Tận dụng nguồn nước lạnh tự nhiên từ hồ Xạ Hương để nuôi cá tầm giống và thương phẩm. Theo đó, quy mô năm 2012 sản xuất khoảng 500.000 con giống và năm 2012-2013 sản xuất được 100 tấn cá tầm thương phẩm. Từ năm 2015 trở đi sản xuất ổn định 200 tấn cá thương phẩm/năm và 1 triệu con giống lớn/năm. Đây được xem là dự án cá tầm lớn nhất miền Bắc, góp phần đáp ứng yêu cầu thực phẩm sạch của Thủ đô và các tỉnh lân cận.

Để trải nghiệm thực tế, những ngày giữa tháng 8/2013, PV báo ĐS&PL tìm đến nhà hàng Thác Bạc - SaPa (có địa chỉ 44, Nguyễn Thị Định, Cầu Giấy, Hà Nội), nơi thực khách có thể thưởng thức cá tầm, cá hồi tươi "chính chủ" và yên tâm về xuất xứ giống - thức ăn. Cũng giống như bao thực khách, cánh PV chúng tôi được nhân viên nhà hàng hướng dẫn xuống tầng "trệt" để tận mắt chứng kiến công nghệ nuôi cá tầm, cá hồi "độc nhất vô nhị" giữa lòng Thủ đô.

Trong khuôn viên rộng chừng 80m2, được đầu tư hiện đại với hệ thống bể hạ nhiệt  - lọc sinh học theo công nghệ của CHLB Đức, khu chứa cá chia thành hai loại chính: Cá hồi SaPa và cá tầm Tam Đảo. Theo hướng chỉ tay của ông Nguyễn Trọng Cử, chúng tôi nhìn thấy một tấm biển đỏ với dòng chữ: "Cá tầm Trung Quốc: Đối chứng" và một con cá tầm Trung Quốc duy nhất, ông Cử cũng không quên kèm theo lời dẫn: "Qua đối chứng thực tế này, chúng tôi muốn giúp cho người tiêu dùng và các nhà báo nhận ra sự khác biệt giữa cá tầm có xuất xứ Việt Nam và cá tầm nhập lậu" về hình thể và theo yêu cầu có thể đối chứng trên bàn ăn. Vừa nói, ông Cử vừa vợt chú cá tầm "made in Việt Nam" lên để cánh PV nhận thấy sự khác biệt với chú cá tầm  "đối chứng".

Sau khi lựa chọn được chú cá tầm vừa ý, theo lối cầu thang vào phòng ăn, cánh PV ngỡ ngàng với kiểu trang trí “đậm vị” cá tầm, cá hồi của nhà hàng. Đầu tiên là việc các phòng ăn của nhà hàng đều được đặt tên theo những địa danh mà công ty Việt Đức có cơ sở nuôi và cung cấp giống cá tầm như: SaPa, Tam Đảo, Đà Lạt...

Bước vào phòng ăn có tên Tam Đảo, đập vào mắt chúng tôi là bức ảnh chiếm gọn khoảng không chính trong căn phòng, phía dưới được chú thích "Hồ Xạ Hương - Khởi điểm của thương hiệu "Cá tầm Tam Đảo". Nhiệt thành, cô nhân viên nhà hàng chỉ luôn vào một trong hai người đang ôm chú cá tầm chừng hai chục ký cho biết đó là ông chủ nhà hàng, người sáng lập ra công ty Việt Đức và là một người đang sống còn với thương hiệu cá tầm Việt.

Cũng rất thú vị, trong lần trải nghiệm đó, chúng tôi còn gặp một thanh niên câm điếc phụ trách bể cá  được giới thiệu đùa một cách thân mật "chuyên gia nước ngoài". “Chuyên gia” đấy là một thanh niên trưởng thành từ trung tâm Khuyết tật Nghệ An - nơi từ đầu những năm 90 tổ chức INKOTA, CHLB Đức được ông Cử đưa về Việt Nam hỗ trợ trẻ em khuyết tật.

Có lẽ giấc mơ "Việt Nam trở thành cường quốc cá tầm" của ông Nguyễn Trọng Cử cũng có căn cơ của nó.                  

Vương Trần

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.