Giải bài toán "cấp cứu" và "trị khỏi bệnh" cho doanh nghiệp sau cơn mê

Lê Mạnh Quốc
Chủ nhật, 05/12/2021 | 11:57
0
Cần có ngay các giải pháp khẩn cấp để “cấp cứu” cho DN sau "cơn mê" dài cũng như tính toán các chính sách mang tính tái cấu trúc, hướng tới phát triển bền vững.

Trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2012: Phục hồi và phát triển bền vững do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương và Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam tổ chức, ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng Ban Pháp chế - Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã có bài tham luận về hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi, vượt qua khó khăn do dịch Covid-19.

5 xu hướng kinh doanh trong trạng thái bình thường mới

Theo ông Đậu Anh Tuấn, đại dịch Covid-19 đã tạo ra bối cảnh mới đã đặt cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam trước những cách thức rất mới và rất khác.

“Trước hết, đó là tính bất định cao hơn. Có lẽ cách đây 2 năm không ai trong chúng ta có thể tưởng tượng được những tác động nghiêm trọng của dịch bệnh đến toàn cầu như hiện nay – những điều mà tưởng chừng chỉ có trong các bộ phim của Hollywood”, ông Tuấn chia sẻ.

Kinh tế vĩ mô - Giải bài toán 'cấp cứu' và 'trị khỏi bệnh' cho doanh nghiệp sau cơn mê

Ông Đậu Anh Tuấn chia sẻ tại diễn đàn.

Bên cạnh đó, ông Tuấn cũng cho rằng doanh nghiệp hiện nay không chỉ phải đối mặt với những vấn đề kinh doanh trực tiếp của cá nhân doanh nghiệp hay của ngành kinh doanh nữa mà đang phải đối mặt trực tiếp với những vấn đề lớn hơn, những thách thức toàn cầu, những vấn đề không không biên giới đó là dịch bệnh, biến đổi khí hậu, cạnh tranh giữa các nước lớn,..chứ không đơn thuần là những vấn đề về hàng hóa, dịch vụ cạnh tranh của ngành, sản phẩm mình nữa.

Đánh giá về xu hướng đầu tư kinh doanh trong bối cảnh mới, Trưởng ban pháp chế của VCCI chỉ ra 5 xu hướng. Thứ nhất là xu hướng sẵn sàng thay đổi. Ở cấp độ quốc gia, trước đây chuỗi sản xuất chỉ tập trung vào một số nước lớn tuy trong bối cảnh dịch bệnh cùng với sự xuất hiện những vấn đề về an ninh, chuỗi ngành hàng, trong thời gian tới các chuỗi có thể sẽ cơ cấu lại và Việt Nam hoàn toàn có cơ hội để đóng vai trò lớn hơn trong dịch chuyển chuỗi cung ứng đó. Ở cấp độ doanh nghiệp, đó là sự thay đổi những cách thức kinh doanh truyền thống không còn phù hợp, tiến hành chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin.

Thứ hai là phải thích ứng tốt hơn, trong đó không chỉ là thích ứng với dịch bệnh mà còn thích ứng tốt hơn với biến đổi khí hậu bởi Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu do có bờ biển dài.

Thứ ba, tính hướng nội hơn. Trong những năm vừa qua, xu hướng bảo hộ của các quốc gia trở nên phổ biến và biểu hiện ngày càng rõ nét. Việt Nam là một quốc gia có lợi thế với thị trường lớn, thu hút nhiều nhà đầu tư và chính vì vậy cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam phải “không được quên” thị trường trong nước trong những tính toán về thị trường của mình.

Thứ tư, là xu hướng “xanh” hơn. Xu hướng chung của thế giới là chung tay bảo vệ môi trường đặc biệt vừa qua tại Hội nghị COP26, Việt Nam cũng đã cam kết mạnh mẽ về việc giảm phát thải hướng đến mục tiêu "net zero" của cộng đồng quốc tế. Do đó, thu hút FDI thời gian tới phải hướng đến “xanh” hơn, vốn tín dụng cho vay phải ưu tiên những dự án “xanh” hơn; môi trường đầu tư ở các tỉnh, thành phố, ngoài việc nói đến thuận lợi, dễ dàng, nhanh chóng thì cùng cần nói đến “xanh” hơn.

Thứ năm, môi trường, hoạt động kinh doanh nhân văn hơn, vì con người hơn. Thời gian tới, các ngành kinh doanh liên quan đến chăm sóc y tế, bảo vệ sức khỏe và các sản phẩm công nghệ hướng đến con người sẽ ngày càng phát triển.

"Cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam đang trên giai đoạn đầu của quá trình phát triển, do đó tôi tin tưởng rằng doanh nghiệp Việt sẽ không ngại thay đổi. Trong gen của người Việt đã có sẵn gen về khả năng thích ứng cao. Tôi cũng rất kỳ vọng, đại dịch Covid-19 là một dịp quan trọng để doanh nghiệp Việt Nam tự nâng cấp mình", ông Đậu Tuấn Anh kỳ vọng.      

9 giải pháp khẩn cấp để “hồi sức, cấp cứu” cho doanh nghiệp

Đề cập đến bức tranh doanh nghiệp, theo ông Đậu Anh Tuấn, việc dịch bệnh kéo dài trong gần hai năm qua cũng đã khiến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bị đình trệ trên nhiều khía cạnh như duy trì lực lượng lao động, giữ ổn định chuỗi giá trị và đảm bảo khả năng tăng trưởng doanh thu.

Trong bối cảnh đó, cộng động doanh nghiệp đã có nhiều nỗ lực vượt khó, tập trung vào thực hiện các biện pháp chuẩn bị ứng phó dịch Covid-19, đảm bảo an toàn cho người lao động cũng như các biện pháp nhằm duy trì hoạt động liên tục. Tuy nhiên có thể phục hồi một cách kịp thời và hiệu quả thì doanh nghiệp rất cần những chương trình hỗ trợ từ Nhà nước.      

Đề cập đến những giải pháp trước mắt, ông Đậu Tuấn Anh chỉ ra 9 nhóm giải pháp cần kíp mà Chính phủ có thể làm ngay để “hồi sức cấp cứu” cho doanh nghiệp sau cơn mê dài do Covid-19 gây ra.

Thứ nhất, tạo thuận lợi cho việc tiếp cận thông tin chính sách, quy định hỗ trợ doanh nghiệp. Việc tiếp cận thông tin chính sách, quy định là rất quan trọng đối với cộng đồng kinh doanh. Các cơ quan nhà nước cần công khai rộng rãi các chính sách, quy định để các doanh nghiệp, HTX và hộ kinh doanh thuận lợi trong tiếp cận thông tin. Trong quá trình này, các cơ quan chức năng cũng cần vận hành hiệu quả đường dây nóng và hòm thư điện tử để tiếp nhận các phản ánh, kiến nghị của cộng đồng doanh nghiệp, người dân để điều chỉnh kịp thời các quy định, chính sách.

Thứ hai, tránh tuyệt đối việc áp dụng máy móc và cực đoan các biện pháp hạn chế, phong tỏa do dịch Covid-19 để tránh đứt gãy chuỗi cung ứng của doanh nghiệp. Trong thời gian tháng 7-9/2021 vừa qua, việc thu mua nguyên liệu phụ vụ sản xuất lẫn bán sản phẩm đầu ra đều gặp rất nhiều khó khăn vì người bán và cả người mua gặp những hạn chế trong lưu thông, di chuyển. Điều này khiến hàng hóa bị ùn ứ, chờ đợi nhiều giờ, thậm chí nhiều ngày khi gặp các chốt kiểm dịch. Các biện pháp hạn chế, phong tỏa nghiêm ngặt nếu áp dụng máy móc sẽ khiến hàng hóa bị lưu kho lâu ngày, doanh nghiệp bị đứt chuỗi cung ứng và hoạt động sản xuất kinh doanh bị ngưng trệ. 

Thứ ba, các bộ, ngành và các địa phương cần triển khai các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp lập và triển khai các kế hoạch sản xuất kinh doanh liên tục trong tình hình dịch bệnh. Các kế hoạch này cần bám sát các kịch bản mức độ dịch có thể xảy ra để từ đó doanh nghiệp bố trí nhân lực, tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như chuẩn bị vật tư, hàng hóa đầu vào cho đến việc vận chuyển, lưu thông tiêu thụ hàng hóa.

Kinh tế vĩ mô - Giải bài toán 'cấp cứu' và 'trị khỏi bệnh' cho doanh nghiệp sau cơn mê (Hình 2).

Các biện pháp hạn chế, phong tỏa nghiêm ngặt nếu áp dụng máy móc sẽ khiến hàng hóa bị lưu kho lâu ngày, doanh nghiệp bị đứt chuỗi cung ứng và hoạt động sản xuất kinh doanh bị ngưng trệ. 

Thứ tư, quan tâm giải quyết các khó khăn tài chính cho doanh nghiệp: Cần có giải pháp hỗ trợ giãn nộp cho các doanh nghiệp, hợp tác xã...  không có khả năng nộp. Cân nhắc chính sách miễn, giãn nộp ngân sách nhà nước với thời gian đủ dài để doanh nghiệp phục hồi, cụ thể là với với các khoản chi phí liên quan trực tiếp tới dòng tiền của doanh nghiệp như: tiền thuê đất, các loại phí, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp… Các chính sách hỗ trợ cần chú trọng thêm về thuế giá trị gia tăng thay vì thuế thu nhập doanh nghiệp.

Thứ năm, tạo thuận lợi hơn cho doanh nghiệp tiếp cận vốn để phục hồi sản xuất kinh doanh: Việc cho phép doanh nghiệp, HTX được giãn nợ, cơ cấu thời hạn trả nợ, miễn giảm phí, không phạt trả chậm tín dụng, giữ nguyên nhóm nợ đối với khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch để có thêm thời gian phục hồi trả nợ và khắc phục nợ xấu là rất cần thiết. Các gói vay lãi suất 0% hoặc với lãi suất thấp trong thời hạn từ 3 đến 6 tháng để hỗ trợ doanh nghiệp trả lương cho người lao động trong giai đoạn khôi phục kinh tế cần được triển khai mạnh mẽ. Việc mở rộng diện xem xét vay tín chấp đối với các doanh nghiệp không có tài sản bảo đảm cũng cần tính đến vì đây là khó khăn chính về mặt thủ tục của các cơ sở kinh doanh khi tiếp cận tín dụng.

Thứ sáu, đơn giản hóa thủ tục nhập cảnh, đi lại cho lao động, chuyên gia. Đối với chuyên gia nước ngoài khi làm thủ tục nhập cảnh nên theo hướng: áp dụng giải quyết thủ tục trực tuyến, rút ngắn thời gian giải quyết, xem xét ưu tiên các chuyên gia có hộ chiếu vắc-xin và đã xét nghiệm âm tính, xem xét giảm thời gian cách ly tập trung cũng như thời gian cách ly tại nhà,…. Đối với người lao động từ các tỉnh, thành phố khác quay lại nơi làm việc: đối với người lao động đã tiêm đủ liều vắc-xin hoặc có xét nghiệm âm tính khi quay lại làm việc thì cần giảm thiểu tối đa thời gian cách ly. Đặc biệt, chính sách cần thống nhất thực hiện giữa các địa phương trên toàn quốc.

Thứ bảy, có chương trình hỗ trợ đào tạo cho người lao động bị thôi việc, mất việc làm do ảnh hưởng của dịch. Triển khai các chính sách hỗ trợ đào tạo nghề, chuyển đổi nghề cho người lao động; thực hiện có hiệu quả các giải pháp hoàn thiện, phát triển thị trường lao động; nâng cao chất lượng hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm, hoạt động sàn giao dịch việc làm của Trung tâm Dịch vụ việc làm. Giải quyết kịp thời các thủ tục liên quan đến chính sách bảo hiểm thất nghiệp, các tranh chấp lao động.

Thứ tám, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính chuyển hẳn sang giải quyết thủ tục trên môi trường mạng. Các cơ quan quản lý nhà nước từ Trung ương đến địa phương cần chấp thuận các các hồ sơ, văn bản scan, các hình thức gửi online trong việc giải quyết các thủ tục hành chính. Việc đẩy nhanh triển khai dịch vụ công cấp độ 4 cũng rất quan trọng bên cạnh tạo thuận lợi cho các ứng dụng chuyển đổi số trong cải cách hành chính để thay thế cho các hình thức nộp hồ sơ giấy trước đây.

Thứ chín, nâng cao hiệu quả thực thi của bộ máy chính quyền. Chính phủ cần có giải pháp kiểm tra quá trình triển khai thực hiện, quan tâm nâng cao hiệu quả thực thi của các bộ, ngành và chính quyền các địa phương để củng cố niềm tin cho cộng đồng kinh doanh và người dân. Cần có sự chỉ đạo thống nhất chung đối với các bộ ngành và địa phương, tránh tình trạng "cát cứ" mỗi địa phương đưa ra và hiểu một cách khác nhau gây khó khăn cho các hoạt động của doanh nghiệp, làm tăng chi phí, tăng giá thành sản phẩm dịch vụ.

Kinh tế vĩ mô - Giải bài toán 'cấp cứu' và 'trị khỏi bệnh' cho doanh nghiệp sau cơn mê (Hình 3).

Ông Đậu Tuấn Anh cho rằng ngoài chú trọng đối tượng doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng, còn cầu lưu ý các chính sách hỗ trợ phù hợp với đối tượng là hộ kinh doanh cá thể, các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ.

Tái cấu trúc, hướng tới phát triển bền vững trạng thái “bình thường mới”

Để tái khởi động nền kinh tế, ngoài chú trọng đối tượng doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng, còn cầu lưu ý các chính sách hỗ trợ phù hợp với đối tượng là hộ kinh doanh cá thể, các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ. Các đối tượng này bị tác động mạnh từ các biện pháp siết chặt phòng chống dịch, khả năng tự phục hồi kém nhưng lại đóng góp một phần quan trọng trong giảm tải áp lực an sinh xã hội, là một trong những động lực kích cầu trong tương lai.

Về trung và dài hạn, bên cạnh việc song song thực hiện các chính sách hỗ trợ về thuế, phí, tín dụng, các chính sách mang tính tái cấu trúc, hướng tới phát triển bền vững cũng cần được xây dựng ngay từ bây giờ.

Tiếp tục đẩy mạnh các giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, đẩy mạnh đầu tư công, phát triển cơ sở hạ tầng đảm bảo an toàn, an ninh cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; có lộ trình phục hồi kinh tế rõ ràng để hỗ trợ cho doanh nghiệp và nền kinh tế; có kịch bản sống chung dài hạn với dịch bệnh có tính khả thi và khả năng chống chịu của doanh nghiệp.

Lộ trình phục hồi và phát triển kinh tế cần xác định việc ổn định và thúc đẩy sản xuất công nghiệp, dịch vụ hỗ trợ làm trọng tâm, với một số chính sách có thể tập trung vào tăng liên kết vùng trong sản xuất phục hồi kinh tế, xây dựng chiến lược tổng thể, dài hạn trong việc phát triển chuỗi sản xuất, nâng cao giá trị gia tăng cho hàng xuất khẩu của Việt Nam

Đẩy mạnh giải ngân đầu tư công, kết hợp cắt giảm những công trình đầu tư công chưa cần thiết để có nguồn lực hỗ trợ doanh nghiệp, cân đối ngân sách. Đẩy nhanh tiến độ giải quyết thủ tục đầu tư cho các dự án đang tồn đọng và các dự án mới; không để chậm trễ, tồn đọng hồ sơ. Điều chỉnh kế hoạch đầu tư công của các dự án chậm tiến độ sang các dự án khác có tiến độ giải ngân tốt, có nhu cầu bổ sung vốn để đẩy nhanh tiến độ thực hiện.

Nâng cao khả năng tận dụng ưu đãi thuế quan FTA, khơi thông các chính sách liên quan đến quy tắc xuất xứ. Việt Nam hiện có 15 FTA đang có hiệu lực trong đó có nhiều thị trường mà Việt Nam hiện có lợi thế do các đối thủ cạnh tranh chính của Việt Nam chưa có. Do đó, lợi thế thuế quan theo các FTA là công cụ quan trọng để hấp dẫn các khách hàng quay trở lại đặt hàng với doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian tới.

Cải thiện hạ tầng logistics cũng như thủ tục hành chính có liên quan để tạo thuận lợi cho các hoạt động vận tải và xuất nhập khẩu, đặc biệt đối với nông, thuỷ sản để tăng tính cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam.

Kinh tế vĩ mô - Giải bài toán 'cấp cứu' và 'trị khỏi bệnh' cho doanh nghiệp sau cơn mê (Hình 4).

Cần đẩy mạnh giải ngân đầu tư công, kết hợp cắt giảm những công trình đầu tư công chưa cần thiết để có nguồn lực hỗ trợ doanh nghiệp, cân đối ngân sách. 

Tiếp tục rà soát, điều chỉnh chính sách ưu đãi đầu tư, tăng hiệu quả hơn nữa của Tổ Công tác của Thủ tướng Chính phủ về FDI để thu hút làn sóng đầu tư nước ngoài chất lượng cao và đầu tư vào công nghiệp phụ trợ; nghiên cứu tận dụng làn sóng dịch chuyển với cổ phần hóa, đầu tư theo hình thức mua bán và sáp nhập (M&A).

Xác định phát triển kinh tế số là động lực tăng trưởng của nền kinh tế, tạo cơ chế thúc đẩy thương mại điện tử (sàn giao dịch điện tử, vận tải công nghệ, chợ đầu mối trực tuyến….); hỗ trợ hoạt động đổi mới sáng tạo; hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số (đào tạo nâng cao năng lực tiếp cận công nghệ, tư vấn/định hướng ứng dụng công nghệ/số hoá quy trình quản trị doanh nghiệp…), tăng cường triển khai các chương trình đào tạo ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số, marketing số…

Thúc đẩy phát triển thị trường nội địa, thị trường nội ngành thông qua việc tiếp tục đẩy mạnh Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” và phong trào “Hàng Việt Nam chinh phục người Việt”, đồng thời đẩy mạnh liên kết giữa các hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng trong việc phối hợp tiêu thụ sản phẩm của nhau để đa dạng hóa nguồn nguyên liệu đầu vào và thị trường tiêu thụ đầu ra, giảm bớt sự phụ thuộc vào thị trường quốc tế. Cần có các chương trình kết nối tiêu thụ và kích thích tiêu dùng trên toàn quốc.

Hệ thống chăm sóc sức khỏe tư nhân cần được trao quyền đầy đủ như một đối tác trong trường hợp xảy ra dịch bệnh trên quy mô lớn, gây quá tải đối với hệ thống y tế quốc gia. Việc xây dựng cơ chế phù hợp để hệ thống y tế tư nhân tham gia cùng hệ thống y tế công là cần thiết, không chỉ trong trường hợp phòng chống dịch mà còn góp phần vào việc đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân, phát triển toàn diện và nâng cao chất lượng hệ thống y tế quốc gia.

Về phía các doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp, theo ông Đậu Tuấn Anh cần chú trọng:

(1) Xây dựng và đưa vào triển khai ứng dụng nền tảng dùng chung thống nhất các tổ chức hiệp hội doanh nghiệp, ngành nghề trong công tác tiếp nhận phản ánh của doanh nghiệp, trao đổi, phản biện, thu thập các ý kiến, đề xuất, kiến nghị của cộng đồng doanh nghiệp, trên cơ sở đó có thể đánh giá, rà soát định kỳ về các chính sách, chương trình hỗ trợ phát triển doanh nghiệp, kịp thời phản ánh đến Quốc hội, Chính phủ, các bộ ngành để có các điều chỉnh, bổ sung chính sách phù hợp. VCCI hiện đang triển khai một nền tảng tương tác trực tuyến trong cộng đồng doanh nghiệp, trước mắt khởi động đối với các thành viên tham gia Hội đồng Hợp tác Doanh nghiệp ứng phó COVID-19.

Phối hợp với chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng để tổ chức tiêm chủng cho người lao động, tổ chức thực hiện đầy đủ các quy định về phòng chống dịch của Bộ Y tế, đảm bảo an toàn vệ sinh lao động. Chia sẻ gánh nặng về chi phí phòng dịch và tiêm chủng với Chính phủ.

Các hiệp hội doanh nghiệp tiếp tục chủ động tìm hiểu và phổ biến các bài học kinh nghiệm, thực hành tốt trong duy trì sản xuất và phòng chống dịch bệnh, phù hợp với ngành hàng của mình cho các doanh nghiệp thành viên; nghiên cứu triển khai các phương thức tổ chức sản xuất an toàn trong toàn chuỗi cung ứng.

Doanh nghiệp chủ động xây dựng chiến lược với tầm nhìn dài hạn hơn, có kế hoạch phát triển hậu đại dịch như tái cấu trúc doanh nghiệp, đổi mới công nghệ, chuyển đổi số, có phương án giữ chân người lao động và đào tạo nguồn nhân lực. Tăng cường đối thoại xã hội, coi trọng sự tham gia và vai trò của công đoàn và người lao động trong giải quyết các vấn đề của doanh nghiệp.

 

Gói phục hồi kinh tế: Liệu có "thời gian đủ dài, quy mô đủ lớn"?

Thứ 6, 03/12/2021 | 07:00
Theo Thứ trưởng Bộ KH&ĐT, chương trình phục hồi và phát triển kinh tế với 5 nhóm giải pháp chủ yếu sẽ được trình lên Quốc hội vào phiên họp bổ sung cuối năm nay.

Vượt "đêm trường" Covid, thương mại Việt Nam phục hồi trở lại

Thứ 5, 02/12/2021 | 15:08
Trong 11 tháng vừa qua, cán cân thương mại hàng hóa ước xuất siêu 225 triệu USD và đang tiếp tục có những dấu hiệu tích cực trong những tháng cuối năm.

Không để chính sách hỗ trợ chỉ nằm trên giấy

Thứ 6, 29/10/2021 | 18:29
Theo TS Lê Xuân Bá, cần phải chú ý triển khai tốt các gói hỗ trợ, bởi thực tế chính sách thì đã có nhưng đến nay việc thực hiện vẫn chưa đạt được kết quả kỳ vọng.
Cùng tác giả

Lập báo cáo nghiên cứu khả thi dự án mở rộng cao tốc La Sơn - Hòa Liên

Thứ 6, 17/05/2024 | 16:17
Cao tốc đoạn La Sơn - Hòa Liên dài 66 km, hiện có quy mô 2 làn xe, bề rộng mặt đường 12 m, tốc độ thiết kế 60 km/h, đã đưa vào khai thác từ tháng 4/2022.

Bộ GTVT đề nghị rà soát suất đầu tư cao tốc Phủ Lý-Nam Định vì quá cao

Thứ 6, 17/05/2024 | 10:13
Bộ GTVT vừa có văn bản gửi UBND tỉnh Nam Định liên quan phương án đầu tư Dự án xây dựng đường cao tốc Phủ Lý - Nam Định.

Phó Thủ tướng chỉ đạo "gỡ khó" vật liệu san lấp cho dự án giao thông

Thứ 6, 17/05/2024 | 08:38
Các Bộ, ngành theo thẩm quyền và trách nhiệm được giao phải chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ nếu để tình trạng thiếu vật liệu ảnh hưởng tiến độ dự án.

Kiện toàn nhân sự Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia

Thứ 5, 16/05/2024 | 19:10
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang vừa ký quyết định kiện toàn nhân sự Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia. 

Chính thức khai trương Trung tâm thông tin du lịch Việt Nam tại Ấn Độ

Thứ 5, 16/05/2024 | 16:41
Việc khai trương Trung tâm thông tin du lịch Việt Nam tại Ấn Độ cùng nhiều hoạt động ý nghĩa khác nhằm chung tay thúc đẩy khách du lịch Ấn Độ đến Việt Nam.
Cùng chuyên mục

Tây Ninh: Công bố chuỗi sự kiện quan trọng lĩnh vực nông nghiệp

Chủ nhật, 19/05/2024 | 18:20
Chuỗi tổ hợp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao DHN Tây Ninh trị giá trên 2.500 tỷ đồng, được áp dụng 100% công nghệ cao theo tiêu chuẩn quốc tế.

Bình Thuận: Dự án kè sông Cà Ty tạo mỹ quan, chỉnh trang đô thị

Chủ nhật, 19/05/2024 | 09:00
Dự án kè sông Cà Ty được triển khai thực hiện sớm, góp phần tạo mỹ quan, chỉnh trang đô thị Tp.Phan Thiết.

Bà Rịa-Vũng Tàu đưa giải pháp để thúc đẩy, thu hút khách du lịch

Thứ 7, 18/05/2024 | 20:00
Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu sở hữu đường bờ biển dài hơn 300km với bãi cát thoải, nước biển trong xanh, khí hậu ôn hoà có nhiều lợi thế để phát triển du lịch.

Bình Thuận nỗ lực quyết toán dự án bệnh viện tỉnh sau 18 năm hoạt động

Thứ 7, 18/05/2024 | 13:48
Đến nay, dự án bệnh viện đã được phê duyệt quyết toán 37/46 gói thầu, còn lại 9 hạng mục/gói thầu chưa trình đề nghị thẩm tra phê duyệt quyết toán hoàn thành.

Quảng Bình lý giải nguyên nhân 263 dự án chậm tiến độ

Thứ 6, 17/05/2024 | 11:57
Trong tổng số 662 dự án nhà đầu tư đề nghị giao đất, cho thuê đất đã được UBND tỉnh Quảng Bình chấp thuận đầu tư, hiện có 263 dự án chậm tiến độ.
     
Nổi bật trong ngày

Chi hơn 31 tỷ USD nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện

Chủ nhật, 19/05/2024 | 06:00
4 tháng đầu năm 2024, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện là nhóm hàng có quy mô kim ngạch nhập khẩu lớn nhất cả nước.

Bình Thuận: Dự án kè sông Cà Ty tạo mỹ quan, chỉnh trang đô thị

Chủ nhật, 19/05/2024 | 09:00
Dự án kè sông Cà Ty được triển khai thực hiện sớm, góp phần tạo mỹ quan, chỉnh trang đô thị Tp.Phan Thiết.

Tây Ninh: Công bố chuỗi sự kiện quan trọng lĩnh vực nông nghiệp

Chủ nhật, 19/05/2024 | 18:20
Chuỗi tổ hợp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao DHN Tây Ninh trị giá trên 2.500 tỷ đồng, được áp dụng 100% công nghệ cao theo tiêu chuẩn quốc tế.

Giá vàng 19/5: Vàng SJC tăng lên 90,4 triệu đồng/lượng

Chủ nhật, 19/05/2024 | 07:58
Giá vàng trên thị trường thế giới chốt tuần thứ 2 tăng, trên 2.400 USD/ounce. Giá vàng trong nước tăng theo, trên mốc 90 triệu đồng/lượng.