Giải “bí ẩn” màu mắt xanh hiếm gặp

Giải “bí ẩn” màu mắt xanh hiếm gặp

Thứ 5, 27/12/2012 23:44

Các chuyên gia cho rằng, trường hợp của em Hào cần được nghiên cứu để có câu trả lời thuyết phục.

Theo tiến sỹ di truyền Hans Eiberg, Trường Đại học Copenhagen (Đan Mạch), người thực hiện các nghiên cứu về mắt xanh của con người trên toàn thế giới, cho biết: Những người có đôi mắt xanh kỳ lạ rất hiếm gặp trên thế giới. Người có mắt màu xanh đã thay đổi thứ tự của các gene nằm gần một gene được gọi là OCA 2. Trên 99% những người được nghiên cứu có cùng sự khác biệt này trong chất liệu di truyền của họ.

Tiến sỹ Hans Eiberg cho rằng sự thay đổi thứ tự của gene dẫn đến việc thiếu màu nâu trong mống mắt. Sự thay đổi này đã làm ngừng việc sản xuất chất melanin trong mắt. Melanin là chất tạo ra màu của mắt, da và tóc con người. Từ những nghiên cứu này, có thể giải thích được nguyên nhân vì sao một số người lại có đôi mắt xanh vô cùng kỳ lạ.

Xã hội - Giải “bí ẩn” màu mắt xanh hiếm gặp

Tiến sĩ Nguyễn Công Thoại cho rằng trường hợp của em Hào hiếm gặp từ trước đến nay

Ông Phạm Thanh Tuấn, chuyên gia nghiên cứu về mắt tại TP.HCM, cho biết: "Thực tế cho thấy, một người sẽ không có đôi mắt xanh nếu không được cả bố mẹ, ông bà truyền cho một loại gene có đôi mắt màu xanh. Trường hợp của em Hào rất có thể do một người của các thế hệ trước trong dòng họ có loại gene mắt màu xanh truyền lại. Tuy nhiên, đó mới chỉ là phỏng đoán của tôi, chưa thể khẳng định được lý do chính khiến em Hào có đôi mắt màu xanh.

Theo tìm hiểu của tôi, hiện các nhà khoa học chưa biết vì sao loại gene tạo ra màu mắt xanh tồn tại và lan rộng khắp thế giới được. Theo ước tính hiện nay, loại gene bị thay đổi đó được tìm thấy trong khoảng 300 triệu người và khoảng 8% dân số của thế giới có mắt màu xanh”.

Tiến sĩ di truyền học Nguyễn Công Thoại cũng nhận định: “Trường hợp mắt xanh của em Nguyễn Văn Hào là hiếm gặp tại Việt Nam. Theo đánh giá của tôi, trong trường hợp này có hai khả năng. Khả năng đầu tiên có thể là do yếu tố di truyền như đời ông hoặc cố, thậm chí từ đời trước nữa đã có đôi mắt màu xanh, nên em Hào thừa hưởng yếu tố di truyền này. Khả năng thứ hai là đôi mắt của em mang tế bào hình que.

Với loại tế bào này, em Hào có thể nhìn ban đêm rõ gần như ban ngày mà không cần ánh sáng nhân tạo trợ giúp. Tế bào hình que thường gặp ở các loại động vật săn mồi ban đêm như mèo, cú… Tuy nhiên, trường hợp thứ hai gần như bị loại bỏ bởi Hào cho biết mắt em hoàn toàn bình thường, không nhìn được cảnh vật trong đêm tối".

Xã hội - Giải “bí ẩn” màu mắt xanh hiếm gặp (Hình 2).

Lý giải về gene di truyền để tạo ra đôi mắt xanh ở người

Theo tìm hiểu của phóng viên, thời gian trước đây, màu mắt xanh được liệt vào dạng hiếm trên thế giới. Tuy nhiên, thời gian sau này, các nhà khoa học cho rằng màu mắt xanh không còn hiếm gặp nữa. Lý do được đưa ra là con người lúc bấy giờ chủ yếu kết hôn với người cùng sắc tộc. Sau này, tiêu chí trình độ được đặt lên trên tiêu chí sắc tộc khi chọn đối tượng kết hôn, nên màu mắt xanh dương dần xuất hiện nhiều hơn.

Ở hầu hết các nước châu Âu, có tới trên 50% dân số sở hữu đôi mắt màu xanh dương. Hiện nay, tại châu Á, màu mắt xanh có thể được tìm thấy ở các quốc gia như Afghanistan, Syria, Iran, tiểu lục địa ở Bắc Ấn Độ, một số người Mông Cổ hay Levant, nơi cư trú của một cộng đồng người Do Thái tại Israel.

Các chuyên gia khoa học nên vào cuộc

Theo Tiến sĩ di truyền học Nguyễn Công Thoại, thông tin từ chính em Hào và gia đình cung cấp, cho thấy trường hợp đôi mắt xanh của em Hào rất đặc biệt, không rơi vào bất kỳ trường hợp nào đã được nêu trên. Do vậy, các nhà khoa học, các chuyên gia về di truyền tại Việt Nam cần vào cuộc nghiên cứu để giải thích rõ vì sao em Hào lại có màu mắt xanh biếc như vậy. Nếu đây là nguồn gene tốt cần phải được phát triển, nếu là gene bất lợi thì cần có biện pháp để khắc phục.

Thanh Nguyên


Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.