“Giải cứu” dưa hấu, tôm hùm: Giới thương mại đang lạm dụng cụm từ này!

“Giải cứu” dưa hấu, tôm hùm: Giới thương mại đang lạm dụng cụm từ này!

Hoàng Thị Bích

Hoàng Thị Bích

Thứ 7, 22/02/2020 06:45

Vì dịch bệnh Covid-19 mà thời gian gần đây, nhiều tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân đứng ra kêu gọi giải cứu hàng loạt mặt hàng nông sản… Thế nhưng, chuyên gia kinh tế cho rằng đừng nên lạm dụng cụm từ này.

Thời gian qua, có thể thấy tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, bên cạnh đó không ít hàng hoá, nông sản, thuỷ hải sản trong nước không thể xuất khẩu. Có thể thấy, trên khắp diễn đàn mạng hay ở trên một số đoạn đường phố xuất hiện biển “giải cứu dưa hấu, giải cứu tôm hùm, giải cứu trứng gà…”. 

Mới đây nhất, trên mạng xã hội facebook lan truyền bài viết có nội dung “Cô giáo mầm non tự giải cứu cho mình” kèm theo hình ảnh hai cô giáo đứng bán hàng giải khát trước cổng trường có dòng chữ trong ảnh là “giải cứu giáo viên mầm non”.

Tiêu dùng & Dư luận - “Giải cứu” dưa hấu, tôm hùm: Giới thương mại đang lạm dụng cụm từ này! 

"Giải cứu dưa hấu" trên một số tuyến phố ở Hà Nội.

Liên quan đến câu chuyện “giải cứu”, PV báo điện tử Người Đưa Tin đã có cuộc trao đổi với Tiến sĩ, chuyên gia kinh tế tài chính Nguyễn Trí Hiếu.

Thưa ông, câu chuyện “giải cứu” mỗi khi nông sản được mùa mất giá được nhắc đến nhiều tại Việt Nam trong vài năm trở lại đây. Thế nhưng, một câu hỏi được nhiều người tiêu dùng đặt ra là có quá nhiều thứ cần phải “giải cứu” như trong thời điểm dịch Covid-19 hiện tại là giải cứu dưa hấu, tôm hùm, trứng gà, giáo viên… nhưng liệu cụm từ “giải cứu” có phải đang bị lạm dụng?

Về cụm từ “giải cứu”, khách quan đây là cụm từ mang tính kêu gọi khẩn trương trong lúc một số thành phần kinh tế gặp khó khăn như: Giải cứu dưa hấu, giải cứu giáo viên… để giải quyết khủng hoảng một cách nhanh chóng.

Phân tích ở khía cạnh có lạm dụng cụm từ này hay không? Tôi nghĩ rằng cũng có lý do: Hiện nay, rõ ràng có nhiều mặt hàng chúng ta không bán được do dịch bệnh.

Như tôm hùm bình thường 2 triệu/kg thì nay có chỗ chỉ bán gần 400.000 đồng/kg. Dưa hấu không xuất khẩu được cũng ùn ứ… Đi vào TP.HCM, thấy hàng hoá giải cứu bày ngoài đường, nhìn thấy hình ảnh đó, tôi thấy thương người nông dân và họ đang ở trong tình trạng này.

Tiêu dùng & Dư luận - “Giải cứu” dưa hấu, tôm hùm: Giới thương mại đang lạm dụng cụm từ này!  (Hình 2).

Chuyên gia kinh tế tài chính Nguyễn Trí Hiếu cho rằng giới thương mại đang lạm dụng cụm từ "giải cứu".

Nhưng, cũng có nhiều người dùng từ “giải cứu” để kêu gọi chưa ở mức cần thiết, tôi cho rằng từ này giới thương mại đang lạm dụng, và chúng ta nên cảnh giác.

Thưa ông, tại sao lại xuất hiện những biến động về các mặt hàng ở lĩnh vực nông nghiệp, đặc biệt là giá cả có lúc tăng, lúc giảm, lúc không thể xuất khẩu được?

Nông nghiệp là một lĩnh vực kinh tế rất biến động và rủi ro, bởi ngành nông nghiệp không những chỉ dựa vào nguồn tiêu thụ nội địa mà dựa vào tiêu thụ quốc tế, xuất khẩu chiếm một tỉ trọng rất lớn trong GDP. Đây là điều làm cho nông nghiệp phụ thuộc lớn vào biến động thị trường hàng hoá.

Trong việc dịch bệnh Covid-19 như hiện nay, đây là điều khiến nông nghiệp rơi vào tình hình khủng hoảng bất ngờ, tác động đến thị trường.

Tiêu dùng & Dư luận - “Giải cứu” dưa hấu, tôm hùm: Giới thương mại đang lạm dụng cụm từ này!  (Hình 3).

Thị trường giải cứu tôm hùm được nhận định là sôi động trong thời gian gần đây (Ảnh chụp màn hình).

Vậy chúng ta cần phải làm thế nào để nông sản của nông dân tránh rơi vào điệp khúc “giải cứu”, “được mùa rớt giá”?

Có lẽ, kế hoạch về nông nghiệp còn thiếu sót nhiều, đến lúc được mùa thì thị trường lại mất giá. Rồi có lúc thị trường cần hàng thì lại tăng giá. Tôi cho rằng, cần phải kiểm tra, suy xét lại kế hoạch phát triển nông nghiệp của Việt Nam, phải đi cùng với chính sách xuất nhập khẩu, tiền tệ, tài khoá… Tất cả những điều này phải được liên kết với nhau để có một cơ chế phù hợp với người nông dân.

Vấn đề của người làm chính sách là khi có chuyện bất ngờ xảy ra, như thiên tai… thì có giải pháp dự phòng hay không?

Nhìn vào hàng hoá trong những ngày dịch bệnh Covid-19 cứ ứ đọng ở cửa khẩu không bán được, đó là ta chưa nghĩ đến giải pháp để giải quyết vấn đề sản phẩm ra thị trường. Nên, kế hoạch về xuất nhập khẩu còn nhiều thiếu sót và cần phải điều chỉnh.  

Xin cảm ơn ông!

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.