Bệnh ung thư trực tràng là gì?
Ung thư trực tràng là căn bệnh phổ biến trong những loại bệnh về đường tiêu hóa. Khi trong trực tràng (phần ruột già) có một số tế bào bị đột biến gen, chúng phát triển mạnh mẽ và không bị chết đi thì được gọi là ung thư trực tràng.
Dựa vào các đặc điểm của bệnh và phân loại điều trị người ta chia ung thư trực tràng thành 4 giai đoạn. Cụ thể:
- Giai đoạn 1: Các tế bào ung thư chưa xâm lấn đến lớp cơ và các hạch vùng lân cận.
- Giai đoạn 2: Đã xâm lấn đến lớp cơ hoặc xuyên qua thanh mạc nhưng chưa đến các hạch.
- Giai đoạn 3: Xâm lấn đến hạch.
- Giai đoạn 4: Xâm lấn đến các cơ quan trong cơ thể.
Bệnh ung thư trực tràng có những triệu chứng là gì?
Ở giai đoạn đầu các triệu chứng của bệnh không rõ ràng, khá mờ nhạt, nhưng càng vào sâu của bệnh các triệu chứng ấy càng nặng, rõ ràng và nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên các triệu chứng cảnh báo ung thư trực tràng sớm như:
- Táo bón.
- Đi ngoài phân nhỏ, đi ra máu.
- Co thắt dạ dày.
- Mệt mỏi, giảm cân không rõ nguyên nhân.
- Buồn nôn, nôn...
Các triệu chứng này giống với những dấu hiệu của một số bệnh lý thông thường khác. Vì vậy để xác định chính xác nhất bạn cần đi khám ngay để có phương pháp điều trị thích hợp.
Các phương pháp điều trị ung thư trực tràng là gì?
Hiện nay các phương pháp truyền thống được sử dụng để điều trị ung thư bao gồm: phẫu thuật, hóa trị, xạ trị. Ngoài ra cũng có thể được kết hợp sử dụng các biện pháp khác như: liệu pháp miễn dịch, thuốc đích...
Tuy nhiên với mỗi bệnh nhân sẽ có một phác đồ điều trị ung thư trực tràng khác nhau. Bởi khi quyết định chỉ định một phác đồ điều trị các bác sỹ cần dựa vào nhiều yếu tố như: giai đoạn bệnh, tình trạng sức khỏe bệnh nhân, mức độ tiếp nhận điều trị, sự phát triển của khối u, mục đích điều trị...
Xem chi tiết: Phác đồ hóa trị ung thư trực tràng như thế nào? Gây bất lợi gì?
Bệnh ung thư trực tràng có chữa khỏi được không?
Hiện nay chưa có bất kỳ một phương pháp và một loại thuốc nào có thể chữa khỏi hoàn toàn được ung thư. Bởi chữa khỏi ung thư theo tổ chức y tế thế giới được định nghĩa như sau: Bệnh ung thư được coi là chữa khỏi khi bệnh nhân phải đáp ứng 2 điều kiện:
- Không phát hiện thấy tế bào ung thư trong cơ thể.
- Không tái phát ung thư.
Nhiều bệnh nhân sau khi hoàn thành xong phác đồ điều trị không còn khối u nhưng một thời gian sau sẽ lại bị tái phát lại. Nhưng cũng có trường hợp khối u vẫn còn mà bệnh nhân có thể sống được thêm nhiều năm liền. Vì vậy mà việc chữa khỏi ung thư được đánh giá bằng tỷ lệ sống sót của bệnh nhân sau mỗi 5 năm.
Bệnh ung thư trực tràng sống được bao lâu?
Việc bệnh nhân sống được bao lâu còn dựa vào nhiều yếu tố như: giai đoạn phát hiện bệnh, sức khỏe, tinh thần, dinh dưỡng, phương pháp điều trị... Vì vậy không có câu hỏi chung cho mỗi bệnh nhân sẽ sống được bao lâu.
Một số thống kê về tỷ lệ sống của bệnh nhân ung thư trực tràng bệnh nhân có thể tham khảo như:
- Giai đoạn 1: Tỷ lệ sống sau 5 năm khoảng 90%.
- Giai đoạn 2: Tỷ lệ sống sau 5 năm khoảng 75% - 85%.
- Giai đoạn 3: Tỷ lệ sống sau 5 năm khoảng 35% - 65%.
- Giai đoạn 4: Tỷ lệ sống sau 5 năm khoảng 11% - 12%.
Bệnh ung thư trực tràng có lây nhiễm không? Di truyền không?
Nguyên nhân chính gây ra bệnh ung thư nói chung và ung thư trực tràng nói riêng là sự đột biến gen. Vì vậy ung thư trực tràng không lây nhiễm từ người này sang người khác. Mọi người có thể hoàn toàn yên tâm khi tiếp xúc với những người bị ung thư.
Cũng giống như những loại ung thư khác ung thư trực tràng không bị di truyền. Tuy nhiên trường hợp có người mắc bệnh ung thư trực tràng thì các thành viên trong gia đình ấy có nguy cơ mắc ung thư trực tràng cao hơn (gấp 8 lần) những gia đình khỏe mạnh.
Bệnh nhân ung thư trực tràng nên ăn gì?
Dinh dưỡng luôn là vấn đề đau đầu nhất đối với những người chăm sóc bệnh nhân ung thư trực tràng. Bởi nếu không chăm sóc tốt bệnh nhân sẽ không có đủ sức khỏe để chiến đấu được với bệnh tật và đó bỏ dở điều trị và rút ngắn thời gian sống. Do đó dinh dưỡng luôn đóng một vai trò quan trọng quyết định đến hiệu quả điều trị và thời gian sống của bệnh nhân.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng cho biết bệnh nhân ung thư không nên kiêng khem quá mức mà nên bổ sung đầy đủ các loại dưỡng chất cho cơ thể như: Chất đạm, chất xơ, lipid, tinh bột, vitamin, chất khoáng... Những chất này có nhiều trong trứng, thịt, cá, rau xanh, hoa quả, các loại củ... Bệnh nhân trong quá trình điều trị gặp phải các tác dụng phụ như buồn nôn, nôn, chán ăn... nên gia đình cần thay đổi thực đơn liên tục và chế biến những món dễ ăn, mền để bệnh nhân có thể dễ dàng hấp thụ dinh dưỡng.
>>> Bệnh nhân ung thư trực tràng nên kiêng ăn gì?
Hy vọng những thông tin về trên đây sẽ giúp bạn hiểu được rõ và đúng về bệnh ung thư trực tràng. Đây là một bệnh nguy hiểm, nên cần phải thường xuyên đi khám sức khỏe để có phương pháp điều trị kịp thời.
Thế Hưng