Ung thư phổi là căn bệnh ác tính, nó được phát triển từ chính các tế bào trong phổi. Bệnh tiến triển một cách âm thầm, các triệu chứng của bệnh ung thư phổi khó nhận biết. Từ đó đa số bệnh nhân đều phát hiện ra bệnh ở giai đoạn cuối. Chính vì vậy việc điều trị rất khó khăn và ảnh hưởng trực tiếp đến thời gian sống của bệnh nhân.
Để thuận lợi cho quá trình điều trị và đặc điểm mô bệnh học, tổ chức Y tế thế giới WHO đã chia bệnh ra làm 2 loại:
- Ung thư phổi tế bào nhỏ: Số bệnh nhân nằm trong nhóm này chiếm khoảng 15% trong tổng số bệnh nhân mắc bệnh ung thư phổi.
- Ung thư phổi không tế bào nhỏ: Có đến 85% bệnh nhân mắc bệnh nằm trong nhóm này.
Ung thư phổi tế bào nhỏ thường tiến triển và lây lan nhanh đến các cơ quan khác hơn. Bởi vậy việc điều trị bệnh ở loại này khó khăn hơn so với bệnh ung thư phổi không tế bào nhỏ.
Bệnh ung thư phổi có chữa được không?
Hiện nay trên thế giới cũng như tại nước ta chưa có bất kỳ một phương pháp hay một loại thuốc nào có thể chữa khỏi được hoàn toàn bệnh ung thư. Trong đó bệnh ung thư phổi cũng không ngoại lệ. Theo các nhà chuyên gia cho biết: Bệnh được coi là chữa khỏi phải thỏa mãn đồng thời 2 điều kiện đó là:
- Sau khi kết thúc quá trình điều trị, qua các đợt tái khám không phát hiện thấy bất kỳ tế bào ung thư nào trong cơ thể.
- Trong khoảng thời gian ít nhất 5 năm ung thư không bị tái phát lại.
Bệnh ung thư phổi tuy không thể chữa khỏi được hoàn toàn nhưng rất có nhiều bệnh nhân đã hoàn thành xong tất cả các đợt điều trị bệnh và sống khỏe, sống chung cùng với ung thư thêm nhiều năm liền nhờ có một lối sống và chế độ sinh hoạt khoa học và có phương pháp phòng ngừa thích hợp.
Một số cách giúp bệnh nhân nâng cao kết quả điều trị bệnh ung thư phổi
1. Giúp thể trạng của bệnh nhân được khỏe mạnh
Cơ thể được khỏe mạnh sẽ giúp bệnh nhân có đủ sức khỏe để đáp ứng với quá trình điều trị bệnh tiêu diệt tế bào ung thư. Một trong số phương pháp giúp cơ thể cải thiện được tình trạng sức khỏe đó là:
- Xây dựng cho bệnh nhân ung thư phổi có một thực đơn với đầy đủ các chất dinh dưỡng như: protein trong các loại thực phẩm cá, thịt, trứng; vitamin, khoáng chất trong các loại hoa quả tươi, rau xanh như cam, quýt, xoài, cà rốt, bông cải xanh...; Tinh bột có trong gạo, mỳ, khoai, sắn..; tinh dầu có nguồn từ thực vật... Ngoài ra bệnh nhân cũng nên bổ sung nhiều nước để có thể giúp cơ thể thải được các chất độc ra bên ngoài.
- Có chế độ luyện tập thể dục thường xuyên khoa học. Bệnh nhân nên tập các bài tập nhẹ nhàng vừa sức với cơ thể để tránh quá sức. Việc tập thể dục thường xuyên vừa giúp cơ thể được khỏe mạnh, giúp hoạt động của hệ tiêu hóa được diễn ra bình thường, vừa giúp hệ miễn dịch được khỏe mạnh để chống lại tác nhân gây bệnh và tiêu diệt được tế bào ung thư.
2. Giúp tinh thần của bệnh nhân luôn được thoải mái, vui vẻ
Tinh thần là yếu tố quan trọng quyết định đến kết quả điều trị của bệnh nhân ung thư phổi. Khi tinh thần được vui vẻ lạc quan thì sẽ nang cao được hiệu quả điều trị cũng như giúp bệnh nhân kéo dài được thời gian sống.
Vì đa phần bệnh nhân khi biết mình bị ung thư sẽ mặc cảm với người xung quanh, tự ti, chán nản... Từ đó khiến hiệu quả điều trị bị suy giảm. Khi đó người nhà nên thường xuyên hỏi han, nói chuyện, động viên để bệnh nhân không cảm thấy bị cô đơn, lạc lõng...
Việc có chữa được bệnh không không quan trọng, việc quan trọng hơn cả là bệnh nhân nên có biện pháp thích hợp để nâng cao hiệu quả điều trị, tinh thần được vui vẻ để nâng cao được chất lượng của sống. Ngoài ra bệnh ung thư phổi có lây qua đường hô hấp không, có di truyền không cũng được nhiều người quan tâm. Bạn hãy Vào Đây để được biết thêm kiến thức về vấn đề này nhé.
Thế Hưng