Bọ cạp là động vật không xương sống thuộc lớp nhện. Tuy nhiên, bọ cạp không đẻ trứng, chúng đẻ con. Bọ cạp sinh sản bằng cách chuyển bào tinh trùng từ con đực qua con cái. Chúng sẽ nhảy múa trước khi giao phối. Đầu tiên bọ cạp đực giữ lấy các chân kìm sờ của con cái rồi bắt đầu một điệu nhảy.
Trên thực tế, con đực đang dẫn dắt con cái tìm nơi để đặt túi bào tinh của nó. Nghi thức này còn có thể bao gồm thêm vài hành động khác như rung mạnh hoặc hôn vào chân kìm của con cái (đôi lúc con đực bơm một ít nọc độc của nó vào người con cái), tất cả những hành động trên là để làm yên lòng con cái.
Khi tìm được nơi thích hợp, bọ cạp đực đặt túi bào tinh và hướng dẫn con cái giữ lấy nó. Con cái sẽ đưa túi bào tinh vào trong nắp sinh dục của mình, bào tinh sẽ vỡ ra đưa tinh trùng vào người con cái. Việc giao cấu có thể mất từ 1 đến hơn 25 giờ tùy thuộc vào khả năng của bọ cạp đực tìm thấy nơi đặt túi tinh của nó nhanh hay chậm. Nếu quá chậm, con cái có thể mất kiên nhẫn và bỏ đi.
Một khi giao cấu xong, chúng sẽ tách nhau ra. Con đực sẽ rút lui thật nhanh chóng để phòng trường hợp bị bạn tình của mình ăn sống, mặc dù tục ăn sống này hiếm khi xảy ra ở bọ cạp.
Sau khi đẻ trứng, bọ cạp con được bảo vệ trong một lớp màng và phát triển trong đó. Giai đoạn “thai nghén” của bọ cạp có thể kéo dài từ 2-18 tháng tùy loài.
Những con bọ cạp con được sinh đứng trên lưng mẹ chúng và chúng có thân hình mềm mại. Có lẽ, điều này để giúp bọ cạp mẹ vượt qua được quá trình sinh nở, theo Lauren Esposito - nhà sinh học tại Viện hàn lâm Khoa học California ở San Francisco cho biết.
Con non bám trên lưng mẹ trong vòng 10 đến 20 ngày cho đến khi chúng trải qua ít nhất một kỳ lột xác.
Trước kỳ lột xác đầu tiên, bọ cạp con không thể sống sót nếu không có mẹ bảo vệ. Nếu chẳng may rơi xuống quá sớm gần như chắc chắn bọ cạp con sẽ chết vì chưa đủ khả năng tự sinh tồn. Một con bọ cạp mẹ cũng có thể có tới 100 con trong một lứa.
Bọ cạp con khá giống ba mẹ chúng. Chúng lớn lên bằng cách lột xác. Sau 5-7 lần lột xác, bọ cạp mới trưởng thành. Việc lột xác bắt đầu bởi lớp xương trong, khi lớp giáp ở mép đốt thân trước bị nứt. Những chân kìm sờ và chân của chúng sẽ được lột xác đầu tiên, sau đó là phần bụng. Khi lột xác xong, lớp giáp của chúng rất mềm và sẽ bị tổn thương nếu có sự tấn công. Quá trình làm cứng lại lớp giáp này gọi là sự xơ cứng. Bộ giáp ngoài mới đầu không có màu, nhưng khi nó trở nên cứng cáp ta sẽ thấy nó có màu huỳnh quang.
>>>Xem thêm: Giải mã bí ẩn chiếc đuôi kỳ lạ có thể tái sinh hoàn hảo ở thằn lằn
Phong Linh (theo National Geographic, Livescience)