Cá mập tre nâu, một loài cá sống về đêm nhút nhát thường thấy sống ở biển Thái Bình Dương ngoài khơi Nhật Bản và Indonesia, dường như có một chiến lược sinh sản khác thường để đối phó với lối sống cô đơn của nó.
Các nhà nghiên cứu chăm sóc ba con cá mập cái tại một bể cá tại Viện hàn lâm Khoa học California đã rất ngạc nhiên khi một trong những con cá đẻ trứng được thụ tinh, mặc dù đã không tiếp xúc với con đực trong 45 tháng.
Trứng cuối cùng đã nở và một con cá mập con được sinh ra. Các nhà khoa học ban đầu tin rằng đây có thể là một trường hợp sinh con đồng trinh, đôi khi có thể xảy ra ở một số loài cá mập.
Nhưng xét nghiệm di truyền trên con cá mập cho thấy nó đã được thụ tinh theo cách thông thường với tinh trùng từ một con đực, có nghĩa là con cái lưu trữ tinh trùng trước đó.
Các chuyên gia vẫn còn phải khám phá cách cá mập tre sọc nâu có thể làm được điều kỳ diệu trên. Song, họ tin, đây có thể là một cách hữu ích giúp các cộng đồng cá mập đang bị đe dọa tránh khỏi việc chết dần, chết mòn vì trong tự nhiên chúng hiếm khi gặp nhau.
Điều này có nghĩa là con cái có thể lưu trữ tinh trùng để thụ tinh vào trứng khi chúng có thể tìm thấy một vị trí thích hợp để đẻ trứng.
Moises Bernal, một nhà nghiên cứu sinh vật học tại Đại học Texas Austin, người đã nghiên cứu về cá mập tre nâu, cho biết: “Lưu trữ tinh trùng không phải là một chiến lược nổi tiếng nhưng nó khá phổ biến đối với côn trùng và trong trường hợp động vật có xương sống, nó xảy ra khá thường xuyên với rắn.
Điều thực sự thú vị là, chúng ta cho rằng, cá mập cái đã lưu trữ tinh trùng suốt 45 tháng. Đây là khoảng thời gian dài nhất mà chúng tôi từng ghi nhận.
“Với quần thể cá mập đang suy giảm, những cuộc gặp gỡ giữa con đực và con cái càng trở nên hiếm hơn. Vì vậy, lưu trữ tinh trùng thực sự là một chiến lược để đảm bảo sự sống của loài”, nhà khoa học Bernal chia sẻ.
>>>Xem thêm: Giải mã bí ẩn hiện tượng cực hiếm sét đỏ thắp sáng cả bầu trời
Phong Linh (theo Daily Mail)