Video: Ghê rợn cảnh cóc con từ từ chui ra từ lưng cóc mẹ
Cóc Surinam là loài cóc sống trong vùng nước ở các rừng mưa nhiệt đới Nam Mỹ. Trong giới sinh vật, chúng nổi tiếng bởi khả năng sinh sản độc nhất vô nhị: sinh con bằng da trên lưng cóc mẹ.
Loài cóc Surinam (tên khoa học Pipa), còn gọi là cóc tổ ong, là loài vật bản địa Nam Mỹ, chúng chỉ sống dưới nước. Cóc có thân hình dẹt giống như chiếc lá, có kích thước từ 10-20 cm.
Quá trình sinh sản này bắt đầu mỗi khi mùa mưa đến. Khi đó, những con cóc đực sẽ bắt đầu cất tiếng để đi tìm bạn tình của mình. Thay vì những tiếng ồm ộp, cóc Surinam này sẽ phát ra những âm thanh giống như tiếng click chuột được tạo ra bởi xương móng ở gần họng.
Sau khi tìm được cóc cái, cóc đực sẽ nhanh chóng trèo lên lưng người bạn tình của mình. Nếu như cóc cái nằm im và run rẩy, điều đó có nghĩa lời đề nghị của cóc đực đã được chấp nhận và sau đó chúng sẽ giao phối trong suốt hơn 12 tiếng đồng hồ.
Sau khi giao phối, cóc Surinam đực sẽ mang trứng đã thụ tinh để bỏ vào một bộ phận có hình tổ ong được hình thành sau lưng con cái. Mỗi lần giao phối, cóc cái có thể đẻ từ 60-100 trứng.
Sau khi kết thúc cuộc giao phối, da của cóc Surinam cái sau đó sẽ tự động mọc lại để che đi các lỗ giống tổ ong đó. Việc này giúp bảo vệ sự phát triển của trứng trong vòng 4 tháng cho đến khi trứng nở.
Ở đây trứng phát triển thành nòng nọc, khi rụng đuôi thành cóc sẽ chui ra khỏi lưng cóc mẹ. Đồng thời, bộ phận da hình tổ ong đăng sau lưng cóc cái cũng rơi ra và chuẩn bị cho một chu kỳ mới.
Ở cóc Surinam, trứng sẽ nở ra trực tiếp những cá thể có đầy đủ bộ phận chân tay, chứ không chỉ là nòng nọc như những loài cóc khác.
Cóc con ra đời sẽ chủ động đạp thủng lớp da đậy lỗ trên lưng mẹ và bơi ra ngoài. Khi đó, chúng đã có thể tự tìm kiếm thức ăn mà không cần bất kỳ sự chăm sóc nào từ mẹ.
>>>Xem thêm: Giải mã bí ẩn “chúa tể đầm lầy” có thể tự chữa khỏi vết thương của mình
Phong Linh (theo IFLScience)