Ngày 16/3/2018, tổ chức Khí Tượng Thế Giới chính thức ghi tên vào Bản đồ mây cảnh tượng ngoạn mục đám mây hình ống.
Hình ảnh này do nhiếp ảnh gia 52 tuổi Curtis Christensen chụp lại được ở New Orleans khi đang đi làm. Ông đã đăng tải tấm hình lên mạng và ngỡ ngàng khi nhận được rất nhiều bình luận.
"Đây là phần đuôi của một khối không khí lạnh vừa tràn qua nước Mỹ tuần trước. Biên khí lạnh thường tràn về vào thời điểm này và tôi luôn chuẩn bị sẵn sàng xem chúng phát triển thế nào. Thế nhưng tôi chưa bao giờ thấy hiện tượng này: Đám mây như kéo dài hết cả đường chân trời", ông cho biết.
Video: Cảnh mây cuộn xuất hiện trên bầu trời Australia hôm 20/10/2019
Theo Telegraph, mây hình ống thường xuất hiện trước những cơn bão. Sự di chuyển của bão khiến không khí ẩm chứa nhiều hơi nước bay lên cao. Càng lên cao nhiệt độ càng giảm nên hơi nước lạnh dần rồi ngưng tụ thành những hạt nhỏ li ti.
Nếu quá trình trên diễn ra gần một khối khí nóng, bề mặt của khối khí lạnh sẽ bị khối khí nóng đè lên và mây hình ống có thể hình thành. Do tác động của khối khí nóng, độ ẩm và nhiệt độ của vùng không khí xung quanh tăng lên nhanh chóng khiến gió mạnh lên. Gió vừa tiến vừa xoay tròn dọc theo trục ngang của đám mây. Từ xa chúng ta có thể nhầm tưởng đám mây hình ống là vòi rồng nằm ngang.
>>>Xem thêm: Giải mã bí ẩn “ngón tay tử thần” càn quét khiến vạn vật đóng băng trong chớp mắt
Phong Linh